Archive | avril, 2015

Ông Trương Văn Dũng (nick Fb Truong van Dung -người hoạt động Nhân quyền bị công an Hoàn Kiếm cưỡng bức bắt cóc trên đường phố về trụ sở để « làm việc »

10 Avr

10850191_362130887316408_1280609358917861916_n

Theo thông tin từ Fb Ngô Duy Quyền: Ông Trương Văn Dũng (nick FbTruong van Dung -người hoạt động Nhân quyền bị công an Hoàn Kiếm cưỡng bức bắt cóc trên đường phố về trụ sở để « làm việc » về sự « Có mặt ngày 14/3/2015 tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, chứng kiến những người mặc áo DLV » sau khi đã có giấy triệu tập lần thứ 4.
Phải nói rõ ngay rằng Việc cơ quan công an triệu tập công dân để lấy thông tin về nhóm DLV phá rối buổi tưởng niệm 64 chiến sỹ Hải quân Việt nam bị Trung quốc sát hại tại đảo Gạc Ma là rất vô lý nếu không muốn nói là họ muốn làm việc này để nhằm lấy lòng Trung quốc nhân chuyến đi thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Bắc Kinh.
Nếu công an muốn làm rõ việc đám DLV đã có những hành vi gây rối làm xấu mặt nhà nước thiết nghĩ cơ quan điều tra phải cho triệu tập chúng mới đúng chứ không phải triệu tập những người đi tưởng niệm.
Khi công an thực sự chỉ muốn lấy thông tin của nhân chứng, lẽ ra họ có thể cử cán bộ đến gia đình ông Trương Văn Dũng để tìm hiểu chứ không phải triệu tập ông.
Nay họ lại cưỡng bức công dân một cách vô luật pháp như vậy, gia đình ông Dũng phải có những hành động cụ thể để phản đối cơ quan công an quận Hoàn kiếm. Những việc có thể phải làm là:

1/ Gửi đơn khiếu nại lên các cấp có thẩm quyền: Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng chính phủ, Bộ công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2/ Thông tin đến tất cả các Đại sứ quán tại Hà Nội.
3/ Thông tin đến các cơ quan truyền thông trong nước và Quốc tế tại Hà Nội và các cơ quan Thông tấn báo chí trên thế giới.
4/ Thông tin đến các cơ quan Nhân quyền Liên hợp Quốc.
5/ Về phía gia đình: Sẵn sàng cho phương án căng băng rôn khẩu hiệu đòi trả tự do lập tức cho ông Trương Văn Dũng ngay tại cổng cơ quan công an Hoàn Kiếm (sau khi thông báo cho các cơ quan thông tấn trong ngoài nước đến chứng kiến)
6/ Chuẩn bị xăng (đủ dùng) buộc vào người để sẵn sàng tự thiêu phản đối nếu bị đàn áp. (Đã đến lúc cần có sự hy sinh cao nhất để gây tiếng vang nhằm thức tỉnh sự quan tâm hơn nữa của cộng đồng đến vấn đề nhân quyền tại Hà nội nói riêng và Việt nam nói chung)

Ảnh DLB: Lúc 13 giờ trưa ngày 22/3/2014, nhà hoạt động Trương Văn Dũng đã bị 4 viên công an thường phục dùng tuýp sắt đánh trọng thương gần khu vực cây xăng Nam Đồng (góc đường Hồ Đắc Di và Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội).

VOA Tiếng Việt, RFI Tiếng Việt Đại Sứ Quán Mĩ, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam Thomas Trung Viet Ha Rfa Angelina Trang Huỳnh Nguyễn Tường ThụyThao Teresa Ha Thanh Lan Le Mai Thanh Huynh Ngoc Chenh Chú TễuSông Quêe1e30-1dlb

Cách đây 40 năm, VNDCCH đã xâm lược và thôn tính một quốc gia có chủ quyền là VNCH.

10 Avr

Cách đây 40 năm, VNDCCH đã xâm lược và thôn tính một quốc gia có chủ quyền là VNCH.

 Phần 1: Cờ vàng ba sọc đỏ, lá cờ từ Vua Thành Thái được VNCH chọn là lá quốc kỳ.

Vua Thành Thái tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), còn có tên là Nguyễn Phúc Chiêu (阮福昭). Ông là con thứ 7 của vua Dục Đức và bà Từ Minh Hoàng hậu (Phan Thị Điểu), sinh ngày 22 tháng 2 năm Kỷ Mão, tức 14 tháng 3 năm 1879 tại Huế.

Ngày 2 tháng 2 năm 1889 Bửu Lân lên ngôi lấy hiệu là Thành Thái. Vua Thành Thái được đánh giá là người cầu tiến, yêu nước và chống Pháp. Khác với những vị vua trước đây, ông học chữ Nho, học tiếng Pháp và cũng cho cả con cái của mình cùng theo học chữ Pháp. Không nói ra, nhưng rõ ràng ý định của ông là học chữ Pháp để có thể giao tiếp với những người này với tinh thần chống Pháp.

Vua Thành Thái rất thích đọc những tân thư chữ Hán của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó vua có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Vua Thành Thái làm thơ không nhiều, nhưng có những bài xuất sắc.

Vua Thành Thái dần dần bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao. Ông khinh ghét những bọn quan lại xu phụ. Có ý kiến cho rằng ông đã đồng tình giúp đỡ… tạo điều kiện cho Cường Để xuất dương theo Phan Bội Châu sang Nhật.

Dưới triều Thành Thái tuy vẫn còn có những cuộc vận động chống Pháp, nhưng nhìn chung Việt Nam cũng đã đi vào ổn định, nên đã có nhiều công trình mới được xây dựng. Nhất là ở kinh đô Huế, các bệnh viện, trường Quốc học, chợ Đông Ba, cầu Tràng Tiền… đều được xây dựng vào thời kỳ này. Như trường hợp trường Quốc học Huế năm 1896, chính nhà vua đã gợi ý vấn đề thành lập.

Trước các ý tưởng cấp tiến của vua Thành Thái, người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Để che mắt, Thành Thái giả hành động như một người mất trí. Khi các bản vẽ vũ khí của ông bị phát hiện, Thành Thái giả điên, cào cấu các bà cung phi và xé nát các bản vẽ. Lợi dụng cơ hội này, người Pháp vu cho ông bị điên, ép ông thoái vị, nhường ngôi cho con vì lý do sức khỏe. Khâm sứ Pháp còn nói thẳng là đã biết ông có ý đồ chống Pháp, nên không để ông ở ngôi được. Còn nếu Thành Thái muốn tại vị thì ông phải ký vào một tờ giấy xin lỗi, tuyên bố với quốc dân là có âm mưu chống lại nước Pháp, nay phải thành thực hồi tâm. Nhưng ông đã ném tờ tuyên cáo thảo sẵn ấy xuống đất, từ chối.

Ngày 12 tháng 9 năm 1907, Thành Thái bị đưa đi quản thúc ở Cap Saint Jacques (Vũng Tàu ngày nay). Đến nǎm 1916 ông đày ra đảo Réunion cùng với con trai là vua Duy Tân.

Vua Duy Tân (chữ Hán: 維新; 19 tháng 9, 1900 – 26 tháng 12, 1945) là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái.

Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, lúc ở Âu châu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, ông dự định khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

Việt Nam Quang Phục Hội được Phan Bội Châu thành lập từ 1912. Biết được vua Duy Tân là người yêu nước chống Pháp nên Việt Nam Quang Phục Hội quyết định móc nối. Hai lãnh đạo của hội là Trần Cao Vân và Thái Phiên bỏ tiền vận động người tài xế riêng của vua Duy Tân xin thôi việc. Thay vào đó là Phạm Hữu Khánh, một thành viên của hội.

Đêm 2 tháng 5, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc đón vua Duy Tân. Nhà vua cải trang theo lối thường dân đi cùng hai người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Họ tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên Việt Nam Quang Phục hội để chờ giờ phát lệnh bằng súng thần công ở Huế. Nhưng chờ đến ba giờ sáng vẫn không nghe hiệu lệnh, biết đã thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa vua Duy Tân tới vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1916, họ bị bắt.
Khâm sứ tại Huế và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý:

“Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp. »

Ngày 28 tháng 3 năm 1987, hài cốt của vua Duy Tân được gia đình đưa từ M’Baiki, Trung Phi về Paris làm lễ cầu siêu tại Viện Quốc tế Phật học Vincennes và sau đó đưa về an táng tại An Lăng, Huế, cạnh nơi an nghỉ của vua cha Thành Thái, vào ngày 6 tháng 4 năm 1987.

Ngày 5 tháng 12 năm 1992, thành phố Saint-Denis đảo La Réunion khánh thành một đại lộ mang tên ông: Đại lộ Vĩnh San.

Hà Nội có đường Duy Tân và đường Thành Thái ở phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy.

Sài Gòn có đường Thành Thái ở phường 12, quận 10 và đường Duy Tân ở phường 15 quận Phú Nhuận.

Vì yêu nước chống Pháp mà cả hai vua Thành Thái và Duy Tân bị truất ngôi và bị đi đày. Không một người nào kể cả chính quyền cộng sản cũng không thể bôi nhọ hai người cho dù họ muốn. Tại sao họ muốn điều đó, vì họ sợ một lá cờ biểu tượng của hai vị vua, lá cờ vàng ba sọc đỏ, một lá cờ của cả dân tộc, một lá cờ của lòng yêu nước chống ngoại xâm. Cộng sản sẽ mừng lắm, nếu như lá cờ đó của vua Bảo Đại chẳng hạn.

Về ý nghĩa của lá cờ vàng ba sọc đỏ, theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy thì:

“ …quan niệm cổ của dân tộc Việt Nam, màu vàng thuộc hành thổ và màu đỏ thuộc hành hỏa và vì hỏa sanh thổ nên hai màu này rất hợp với nhau. …, ba sọc đỏ nhỏ như những tia nắng rọi xuống một mặt đất rộng rãi làm cho mặt đất này ấm áp và có điều kiện thuận lợi cho cây cỏ mọc lên được”. “…nền vàng tượng trưng cho quốc gia và dân tộc Việt Nam nói chung và ba sọc đỏ tượng trưng cho ba kỳ. Vậy, ba sọc đỏ nằm trên nền vàng hàm ý là nước Việt Nam gồm cả ba kỳ và dân tộc Việt Nam gồm người của cả ba kỳ. »

Ngược với lá cờ đỏ sao vàng được mang từ nước ngoài, từ một chủ nghĩa ngoại lai thì lá cờ vàng được sinh ra tại Việt Nam với đầy đủ bản tính dân tộc, thống nhất và độc lập. Hai vị vua cũng sẵn sàng từ bỏ ngai vàng để đấu tranh cho một nước Việt Nam độc lập cùng lá cờ.

Không thể hủy diệt danh tiếng của hai vị vua, cộng sản tìm mọi cách xóa đi dấu vết của lá cờ vàng. Chẳng những chương trình giáo dục không nói đến lịch sử lá cờ vàng ba sọc đỏ, mà cộng sản tuyên truyền rằng lá cờ chỉ là của VNCH và còn tìm mọi cách xóa dấu vết lai lịch của nó trên cả internet.

Cờ vàng ba sọc đỏ đã bay phấp phới trước của Toàn quyền ở Hà Nội năm 1953, khi mà VNCH chưa ra đời và Việt Minh vẫn còn ở trên rừng.

Trên trang wiki « Quốc kỳ Việt Nam », giai đoạn Liên Bang Đông Dương 1883-1945 đáng ra có 3 lá cờ của triều đình Việt Nam là Đại Nam kỳ (1885 – 1890), Cờ vàng ba sọc đỏ (1890-1920) và Long tinh kỳ (1920 – 1945) cùng những lời giới thiệu các vua đương thời, nhưng chỉ có hai lá cờ Đại Nam Kỳ và Long Tinh Kỳ hiển thị và không có một chữ nào nói về hai vua Thành Thái và Duy Tân. Trang này bị cộng sản lũng đoạn và khóa lại, không ai có thể sửa đổi bổ sung hai vị vua và lá cờ vàng ba sọc đỏ. Một bằng chứng của sự bóp méo lịch sử và thủ đoạn lừa dối dân tộc cũng như có thái độ coi thường hai vị vua yêu nước Thành Thái và Duy Tân.

Chỉ có những kẻ bán nước mới lo sợ một lá cờ yêu nước, một lá cờ của dân tộc, một lá cờ của người Việt Nam.

Cách đây không lâu, cũng trang này, nhưng phần tiếng Anh còn nguyên các lá cờ trong một bảng (như của Scots), nhưng khi có tố cáo bên tiếng Việt bỏ cờ vàng của hai vị vua và bằng chứng nằm ở bên tiếng Anh, thì cộng sản đã vào trang tiếng Anh tháo những lá cờ đó xuống.

Vì vậy trong bài này có copy tất cả các trang tiếng khác có nói rõ cờ vàng ba sọc đỏ là cờ từ thời hai vị vua Thành Thái và Duy Tân phòng khi cộng sản tìm cách sửa chúng, bóp méo sự thực. Ngay cả trang tiếng Việt cũng được copy lại làm bằng chứng cộng sản giấu nhẹm cờ vàng ba sọc đỏ và hai vị vua trong giai đoạn 1890-1920.

Chiếm VNCH bằng vũ lực, nhưng không chiếm được lòng dân, nên cộng sản sợ lá cờ vàng. Cộng hoà Liên bang Đức thống nhất với Cộng hoà Dân chủ Đức bằng con đường hoà bình qua bầu cử và trưng cầu ý dân, nên không một giọt máu bị đổ. Cờ của Cộng hoà Dân chủ Đức vẫn được những người yêu thích trưng bày như họ muốn. Ví dụ hình chiếc xe Trabant, biểu tượng của ngành xe hơi Đông Đức với quốc kỳ Đông Đức vẫn chạy ngay trên đường phố Tây Berlin hơn 10 năm sau ngày thống nhất. Nhà xuất bản Neues Deutschland của đảng SED cầm quyền Đông Đức (tương đương với tờ Nhân Dân của đảng cộng sản Việt Nam) vẫn tồn tại. (những hình cuối cùng).

Các hình kèm theo : vua Thành Thái, vua Duy Tân, trang mạng cờ vàng : worldstatesmen, belarus, catalan, Trung Quốc, scots 1-2, Anh, Pháp, Nhật, Nga, Sloven, Thái 1-2, Ukrain, …, , và riêng trang tiếng Việt thì cờ vàng ba sọc đỏ của hai vua bị đục bỏ, cũng như không một lời nào về hai vị.

Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.

 

Phần 2: cờ đỏ sao vàng và nguồn gốc của nó

Theo những gì ghi trên wiki (http://vi.wikipedia.org/wiki/Quốc_kỳ_Việt_Nam) thì : nguyên mẫu của quốc kỳ Việt Nam hiện nay được ghi nhận xuất hiện lần đầu tiên trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940. Tuy nhiên, dù đã tồn tại hơn 70 năm nhưng tác giả của lá cờ vẫn không được xác định một cách chính xác.

Có hai giả thuyết được đưa ra :

– Từ năm 1976, theo tìm hiểu của nhà văn Sơn Tùng, lá cờ này đã được dùng lần đầu tiên trong cuộc Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940 và tác giả là ông Nguyễn Hữu Tiến, lúc đó thường được gọi là « ông Hai Bắc Kỳ »

Tuy nhiên, trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa – thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18 tháng 4 năm 2001 có ghi: « Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc »

– Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy mẫu từ hiệu kỳ Cờ đỏ sao vàng (hay còn gọi là cờ sao mai) của Mặt trận Việt Minh ở Bắc kỳ từ trước tháng 8 năm 1945. Theo Võ Nguyên Giáp, hiệu kỳ này do Hồ Chí Minh mang về từ nước ngoài và được chính thức treo lần đầu tiên vào ngày « 19/5/1941, lá cờ được treo giữa hang Pắc Bó, khai mạc Hội nghị thành lập Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội »[4]. Vào năm 1944, Văn Cao sáng tác Tiến quân ca, tuy trong ca khúc có những câu như « …Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,… Sao vàng phấp phới… » nhưng lúc đó ông cũng chưa thấy lá cờ mà chỉ tưởng tượng ra.

Trong hai khả năng trên, thì đảng CSVN đã không công nhận giả thuyết thứ nhất. Chỉ còn giả thuyết thứ hai là cờ đỏ sao vàng được Hồ Chí Minh mang từ nước ngoài về. Nước ngoài, ở đây được hiểu là Trung Quốc, vì Hồ Chí Minh sống chủ yếu ở Trung Quốc cho đến khi quay về Việt Nam. Mà ông ta cũng chỉ ở lại Việt Nam không lâu rồi lại sang Trung Quốc. Chỉ sau 08/1945 thì Hồ Chí Minh mới ở lại Việt Nam thường xuyên.

Lá cờ là chuyện quan trọng, vậy mà tại sao nó lại không được xác định cho đến tận những năm 80, khi có người đặt vấn đề. Chắc hẳn, những người cộng sản quen thói áp đặt lên người dân những gì mà họ nghĩ ra hay mang từ ngoại quốc về, theo kiểu dân chủ của họ, nên qua bằng đó năm họ mới phải đứng trước vấn đề « đẽo chân cho vừa giày » đối với lá cờ đỏ.

Cũng nên biết, vào những năm 80 thì những người cộng sản có chức vụ lớn trong giai đoạn Nam Kỳ khởi nghĩa đều còn sống như Trường Chinh (Xứ Ủy viên Bắc Kỳ 36-39, Tổng bí thư 41), Lê Duẩn (Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ, Ban thường vụ Trung ương Đảng), Võ Nguyên Giáp (Chủ tịch Ủy ban Báo chí Bắc Kỳ, dạy môn lịch sử tại Trường Tư thục Thăng Long 39-40) … Không nhẽ những người này, chẳng phải mù chữ, cũng không biết gì về cờ đỏ sao vàng trong Nam Kỳ khởi nghĩa hay sao. Chỉ có thể giải thích được là lá cờ này không tồn tại lúc đó. Cờ búa liềm thì có, vì theo cờ của Liên Xô, mà Trần Phú, Lê Hồng Phong, …, đã có cơ hội được biết.

Cho đến khi bị hỏi, những người cộng sản mới bắt đầu tưởng tượng, nền đỏ là máu, ngôi sao năm cánh cho « sĩ, nông, công, binh, thương ». Nhưng giả thiết này không thể đứng vững.

Tại sao, những người cộng sản lại phải quanh co kiếm cách giải thích để tránh bị tố cáo lá cờ của họ do thế lực ngoại bang (Trung Quốc) giao cho Hồ Chí Minh mang về áp đặt lên đất Việt. Vì lúc này, trên mạng người ta phát hiện ra lá cờ đỏ sao vàng đó là phiên bản của cờ cộng sản Phúc Kiến (1933-1934). Có thể không hoàn toàn 100% nhưng cũng không xa. Cũng là nền đỏ, cũng sao vàng có cánh dày. Mãi đến 1955, CSVN mới đổi lá cờ lại cho cánh của nó thanh hơn, không loại trừ để xóa giấu vết nguồn gốc Phúc Kiến.

Giả thuyết lá cờ đỏ xuất phát từ cộng sản Trung Quốc có cơ sở hơn là giả thuyết mà CSVN đưa ra do họ tự nghĩ « sĩ, nông, công, binh, thương ». Bởi vì từ khi đảng CSVN được thành lập, mục tiêu của họ là « trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ », ngay từ phong trào xô viết Nghệ Tĩnh, qua Cải cách ruộng đất cho đến nay. Sĩ phu hay trí thức đều là mục tiêu cần phải diệt mà cộng sản đề ra. Trí thức và cộng sản không bao giờ đi với nhau. Khi con người có trí thức thì người ta sẽ biết cộng sản là kẻ cản sự phát triển của nhân loại. Để tồn tại, cộng sản tiêu diệt trí thức nhằm thực hiệc chính sách ngu dân đăng dễ cai trị họ. Vậy thì hà cớ gì mà cộng sản lại dành một cách sao cho kẻ thù của họ là « trí thức ». Cứ coi Nhân Văn Giai Phẩm thì biết, đến 1954-1956 cộng sản đày đọa cánh sao « sĩ » của sao vàng ra sao. Đến nay, thử hỏi đã có ai thực sự là trí thức được cộng sản tín nhiệm hay còn cộng tác với cộng sản sau khi thấy rõ bản chất cộng sản. Từ Phan Khôi, qua Nguyễn Mạnh Tường đến Trần Đức Thảo, …, bị trù dập đến cuối đời.

Một vấn đề quan trọng khác, « binh » là một trong 5 cánh sao. « Binh » là binh lính, có nghĩa thuộc quân đội chính quy cho dù có thể chỉ có vũ khí đơn sơ. Nếu không thì chỉ cùng lắm như dạng dân quân, du kích, …, tức là dân có vũ khí. Vào thời Nam Kỳ khởi nghĩa, không người Việt nào có khái niệm đến quân đội trong lá cờ, vì làm gì có người lính nào. Ngay cả quân đội Việt Nam cũng chỉ ra đời ngày 22/12/1944, với hơn 30 người. Như vậy, ý niệm quân đội là một trong năm cánh sao chỉ là đẽo chân cho vừa cái giày hợp với lá cờ được mang từ nước ngoài về. Cờ Liên Xô không có sao vàng. Cờ Phúc Kiến thì có và Mao cũng đã có quân đội chính quy : Bát lộ quân. Điều này phải chăng thêm một giải thích Hồ Chí Minh vác cờ của Mao về Việt Nam.

Và cuối cùng « thương » là thương nhân. Có ai nghĩ rằng cộng sản lại đội lên mặt họ « thương nhân » không? Thương nhân bị tiêu diệt trong xã hội cộng sản. Họ bị coi là ăn bám, bóc lột vì không làm ra sản phẩm. Mua bán dưới chế độ XHCN đều qua cửa hàng mậu dịch nhà nước. Ngăn sông cấm chợ, cũng là những biện pháp thủ tiêu thương nhân. Chỉ cuối những năm 80, thương nhân nhỏ mới được phép hành nghề.

Ngoài « công » và « nông », 3 cánh sao mà cộng sản áp đặt là « sĩ », « binh » và « thương » cho một lá cờ tưởng tượng thời Nam Kỳ khởi nghĩa là hoàn toàn vô căn cứ, phản lại chính sách của họ « trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ », vượt qua sự hiểu biết của họ về quân đội vào lúc đó và nói dối lòng căm thù của họ với « thương nhân ».

Từ trên cho thấy, giả thuyết duy nhất chấp nhận được là : năm 1941, Hồ Chí Minh đã mang cờ đỏ sao vàng của Mao về áp đặt lên đầu người Việt.

Dưới đây là các hình : « trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ » năm 1931 (trang Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh) và năm 1954-1956 Cải cách ruộng đất, một lá cờ Trung Quốc với sao vàng cánh dày (như cờ đỏ trước năm 1955, mà không nước nào trên thế giới có), cờ đỏ Việt Nam (1945-1955 cánh dày).

Nếu như có người còn nghi ngờ wiki bị sửa đổi, thì đây là báo Tiền Phong và Tuổi trẻ không phải của lề trái có ghi rõ ràng.

Không ai biết cờ Nam kỳ sao bao nhiêu cánh, nằm ở chỗ nào. Trừ ông Hồ chợt nghĩ ngay ra cách làm sao 5 cánh dày đặt giữa cờ y trang … cờ Phúc Kiến.

Trắng trợn bịa đặt hơn nữa tờ http://infonet.vn/y-nghia-lich-su-cua-quoc-ky-va-quoc-ca-vi… viết :

Bà Nguyễn Thị Xu – Con gái liệt sĩ Nguyễn Hữu Tiến ngậm ngùi: “Khi còn đang hoạt động thì bố tôi vẽ ra mẫu cờ Tổ quốc nên bị bắt tù đầy. Rồi cụ mất lúc tôi hãy còn bé nên không gặp bố lần nào nữa. Ông Văn Cao và ông Sơn Tùng cũng về 1, 2 lần và mang cái ảnh cụ tôi vẽ ra lá cờ Tổ quốc”.

Trong khi công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa – thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 khẳng định: “Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc”.

Cờ đỏ sao vàng – bằng chứng dã tâm Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam

Cờ đỏ xuất hiện ở Phúc Kiến năm 1933-1934. Năm 1936, Mao khi còn chưa thắng Tưởng nhưng đã tuyên bố sẽ tiến xuống phía Nam (bán đảo Đông Dương, Thái Lan, …). Năm 1941, Hồ Chí Minh mang lá cờ (giống 100%) Phúc Kiến về Việt Nam.

Vào năm 2002, trang mạng worldstatesmen chấm org là một trang mạng lưu trữ những di tích chi tiết về lịch sử đã đưa ra tiểu sử những lá cờ của Trung Quốc. Một trong những lá cờ Trung Quốc thuộc Tỉnh Phúc Kiến. Lá cờ đại diện cho Chủ Tịch Phúc Kiến có từ năm 1933 – 1934 là cờ mà Hồ Chí Minh đã mang về Việt Nam.

« Chairman of the People’s Government (at Fuzhou) 21 Nov 1933 – 21 Jan 1934 Li Jishen (b. 1884 – d. 1959) »

Sau khi dân mạng tìm thấy được lá cờ của Tỉnh Phúc Kiến thì vấn đề nầy được đưa lên rầm rộ trên các diễn đàn, các blogs cá nhân thì lá cờ này bị rút khỏi trang mạng worldstatesmen nhằm che giấu chứng tích lịch sử nầy.

Lá cờ Tỉnh Phúc Kiến và cũng là cờ đỏ sao vàng được trưng bày trên worldstatesmen được vài tháng sau thì bị biến mất.

Hiện trang http://www.worldstatesmen.org/China.html không còn nhìn thấy lá cờ Phúc Kiến, nhưng nó được lưu lại trong các trang cũ của nó (history)

Một trong những trang cũ đó là trang ngày 10/10/2002:http://web.archive.org/…/htt…//worldstatesmen.org/China.html

Sau khi con bài Lê Hữu Tiến, mà Tuyên giáo và các dự luận viên dựa vào để đi tuyên truyền, bị vạch mặt, thì con bài khác là Lê Quang Sô được thay thế là « tác giả » lá cờ, như Lê Lai cứu chúa cho Hồ Chí Minh.

Nhưng, chẳng còn ai tin vào thông tin của đảng nữa. Phải chăng, cũng vì lá cờ đỏ từ Phúc Kiến sang Việt nam mà Dương Khiết Trì gọi ĐCSVN là đứa con hoang?

Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.

 

Phần 3: Hồ Chí Minh (HCM), biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) – vượt biên cứu … bản thân

HCM, trong bài này được coi là Nguyễn Sinh Cuông, có một tiểu sử bất minh, ngày sinh cũng như ngày chết bị sửa đi lại nhiều lần, nghĩa là dọc cuộc đời.

Cha HCM là Nguyễn Sinh Sắc, do bị tội ngộ sát mà bị triều đình lột chức quan tri huyện. Ông Sắc say rượu và sai nha lính đánh chết một người tù. Đáng ra ông Sắc bị đánh thêm, nhưng có người xin cho được miễn.

Dù là một chế độ phong kiến và dưới thời Pháp thuộc, nhưng luật được tôn trọng hơn thời XHCN ngày nay đối với quan lại lạm dụng đến trở thành tội phạm.

Lịch sử ĐCSVN bóp méo sự thực và tuyên truyền ông Sắc vì hoạt động cách mạng mà bị sa thải.

Do cha bị sa thải, mà HCM không còn điều kiện để học thêm, nên đã ung dung xuống tàu xin việc để sang Pháp. Chiếc tàu của Pháp kiên cố hàng ngàn lần những thuyền, mủng. Hành động này của HCM chẳng chứng tỏ lòng dũng cảm so với hàng triệu thuyền nhân chạy công an, bị bỏ tù, đút tiền, bị bão gió, bị hải tặc, bị đói khát.

Đặt chân tới Pháp, việc làm « cách mạng » đầu tiên của HCM là xin vào trường Thuộc địa, nơi đào tạo quan lại, ngang Tri huyện cho Việt Nam, tức ngang chức của ông Sắc khi bị đuổi. (2 hình thư kèm)

Đơn xin học của HCM cũng là bằng chứng đầu tiên bất minh tiểu sử. HCM khi xin học, nói sinh 1892. Trong khi đó : năm 1920, HCM khai với một quận cảnh sát tại Paris ngày sinh của mình là 15 tháng 1 năm 1894 và theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên, quê nội của HCM, thì HCM sinh tháng 4 năm 1894.

Nhiều tài liệu, nói HCM học trường College, nhưng chưa học Thành chung. Có nghĩa là phải thêm một năm nữa mới hết cấp II. College tiếng Pháp là cấp II, chứ không phải là trường Đại học theo hệ Mỹ là điều mà DLV quảng cáo.

Việc làm « cách mạng » tiếp theo của HCM là gửi thư từ Mỹ về Việt Nam xin phục hồi chức và trợ cấp (welfare) cho cha. (hình thư kèm)

http://www.bbc.co.uk/…/print…/030902_hcm_missing_years.shtml

BBC:Cuốn sách của bà mở đầu bằng hội nghị hòa bình tại Paris năm 1919 khi lần đầu tiên ông Hồ Chí Minh – mà lúc này có tên Nguyễn Ái Quốc – được nhiều người biết tới. Vậy trước giai đoạn này chúng ta có biết gì nhiều về hoạt động của ông, đặc biệt là việc người cha của ông có ảnh hưởng thế nào đến ông không?

Sophie Quinn-Judge (đại học LSE, London, tác giả « Hochiminh: The missing years ») : Cha của ông Hồ là một nhân vật rất đáng chú ý và tôi hi vọng sẽ có thêm tài liệu nghiên cứu tiếng Việt để hiểu rõ hơn thân thế của người này. Nhưng rõ ràng là việc người cha bị thất sủng, không còn là quan cấp tỉnh trong chế độ Pháp đã có tác động đến cuộc sống ông Hồ.

Bởi sau khi ông Nguyễn Sinh Huy bị miễn nhiệm tại tỉnh Bình Định, con ông Nguyễn Tất Thành buộc phải thôi học ở trường Quốc học Huế và trở thành thầy giáo tại Phan Thiết. Rồi ông vào Nam và như mọi người đều biết, ông đi Pháp năm 1911.

Nếu cha ông vẫn còn tại chức, thì có lẽ người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã tiếp tục đi học ở Huế và sự nghiệp chống thực dân của ông có thể đã ngả sang một hướng khác. Chúng ta không biết chắc, nhưng những hoàn cảnh bên ngoài đã buộc ông phải ra nước ngoài.

Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.

 

Phần 4: Hồ Chí Minh (HCM), biểu tượng của đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) – người cướp công của cả nhóm Nguyễn Ái Quốc.

Lịch sử do ĐCSVN cùng với cuốn sách tự thêu dệt và tự ca ngợi mình của HCM dưới bút danh Trần Dân Tiên « Những Mẩu Chuyện Về Cuộc Đời Hoạt Động của Hồ Chủ Tịch », luôn viết rằng dân Việt ngỡ ngàng khi biết HCM là Nguyễn Ái Quốc lừng danh.

Nhưng, cho đến nay vẫn còn rất nhiều người không biết, Nguyễn Ái Quốc là một nhóm 5 người, gồm 4 vị có tên tuổi với trình độ hơn người và Nguyễn Tất Thành.

Từ Thuỵ Khuê trên đài phát thanh quốc tế của Pháp: http://vi.rfi.fr/…/20100905-phan-xv-phan-khoi-chuong-1a-nh…/

Hội Người An Nam Yêu Nước ra đời (khoảng 1916). Một bút hiệu mới xuất hiện: Nguyễn Ái Quấc, tên chung của Nhóm Ngũ Long (Phan Văn Trường, Phan Châu Trinh, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Tất Thành). Ngòi bút Nguyễn Ái Quấc hoạt động mạnh từ giữa năm 1919 đến 1923, trên các báo tại Paris, đặc biệt trên tờ Le Paria từ 1922 đến 1925.

1 – Phan Châu Trinh(1872-1926)

Phan Châu Trinh sinh ngày 9/9/1872, tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Cha là Phan Văn Bình, một võ quan ở biên giới vùng núi. Thiếu thời, Phan theo cha học võ và tham dự phong trào Cần Vương. Năm 1887, cha bị lãnh đạo nghi ngờ và xử tử. Phan được anh cả là Phan Văn Cừ trông nom, trở về đi học. Đậu cử nhân năm 1900, phó bảng năm 1901. Bạn học cùng khoá với Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Đình Hiến, Ngô Đức Kế, Nguyễn Sinh Huy (cha của Nguyễn Tất Thành). Tất cả đều đỗ đạt cao. Năm 1903, Phan được bổ Thừa biện Bộ Lễ. Nhưng ông chỉ làm việc hơn một năm rồi xin từ chức.

2 – Phan Văn Trường (1878- 1933)

Phan Văn Trường là nhà trí thức có công xây dựng nền móng đầu tiên của phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp. Nhưng công lao của ông hầu như ít ai biết đến. Ông lại mất từ năm 1933, cho nên sau này, mọi việc ông làm được gán cho Hồ Chí Minh, mà hầu như không có ai phản biện.
Phan Văn Trường sinh năm 1878 tại làng Đông Ngạc, tỉnh Hà Đông. Học trường dòng, rồi trường thông ngôn. Làm thông ngôn cho Toà Sứ. 1908, đậu ngạch tham tá, biệt phái sang Paris làm giáo sư phụ giảng tiếng Việt (Répétiteur d’Annamite) tại trường Ngôn ngữ Đông phương (Ecole des Langues Orientales) và học Luật. 1912, xong cử nhân, ông ghi tên vào luật sư đoàn, tập sự tại toà Thượng Thẩm Paris.

1912, ông lập hội Đồng bào Thân ái, cơ sở đầu tiên của người Việt yêu nước tại Paris.

3 – Nguyễn Thế Truyền (1898-1969)

Nguyễn Thế Truyền sinh ngày 17/12/1898 tại làng Hành Thiện, tỉnh Nam Định trong một gia đình khoa bảng nổi tiếng. Cha là Nguyễn Duy Nhạc. Ông là Nguyễn Duy Hàn, tuần phủ Thái Bình, bị hạ sát ngày 12/4/1913, vì bom của Phan Văn Tráng, trong Quang Phục Hội (Phan Bội Châu). Năm 1910, Truyền 12 tuổi, được phó công sứ Thái Bình Dupuy đem về Pháp du học. Vào nội trú trường Parangon (Joinville le Pont, ngoại ô Paris) trực thuộc Alliances françaises do André Salles, cựu thanh tra thuộc địa làm giám đốc. Theo Phan Văn Trường, trường Parangon có mục đích đào tạo những trẻ em thuộc địa để trở thành những « công dân tốt » trung thành với mẫu quốc. Là học sinh xuất sắc, Nguyễn Thế Truyền liên tiếp được học bổng của Alliances françaises từ 1913 đến 1922. Năm 1915, đậu Brevet Supérieur, về nước một năm, học thêm Hán văn, rồi trở lại Pháp học tiếp kỹ sư hóa học (1916-1920) ở Toulouse. 1920, tốt nghiệp, về nước một năm, học tiếp Hán văn. Tháng 8/1921 trở lại Paris, sửa soạn luận án tiến sĩ, học thêm triết (đậu cử nhân triết năm 1922).

4 – Nguyễn An Ninh (1900-1943)

Nguyễn An Ninh sinh ngày 5/9/1900 tại Chợ lớn. Là con và cháu của hai nhà cách mạng: Cha là Nguyễn An Khương,chú là Nguyễn An Cư, và cô ruột, đều là những nhà cách mạng. Nguyễn An Khương, đại diện Đông Kinh Nghiã Thục, lập khách sạn Chiêu Nam lầu để tài trợ cho phong trào Duy tân và Đông du. Dịch sách chữ Hán sang tiếng Việt. Viết bài trên Nông Cổ Mím-Đàm kêu gọi lòng yêu nước. Nguyễn An Cư, là nhà văn, nhà nho uyên thâm, thày thuốc Nam nổi tiếng. Gia đình gốc ở Quán Tre, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (Sàigòn).

Nguyễn An Ninh tiếp nhận hai nền giáo dục từ nhỏ: Hán học, do cha và cô ruột dạy và Pháp văn: học trường Sở Cọp (ngang vườn bách thú), rồi trường dòng Taberd, và lycée Chasseloup Laubat. Làm báo tiếng Pháp rất sớm khi vừa xong bằng Brevet Élémentaire (Sơ học). Nổi tiếng bất khuất, chửi Tây, đánh Tây. Thủa nhỏ có tật nói cà lăm, nhưng tự luyện khỏi cà lăm. Khi ở Paris, ngày nghỉ thường ra ngoại ô, vào rừng luyện giọng hàng giờ, sau trở thành nhà diễn thuyết hùng hồn, lôi cuốn. Năm 1916, ra Hà Nội học trường thuốc, sáu tháng sau bỏ thuốc qua Luật. Không đầy một năm sau, Ninh về Sàigòn rồi sang Pháp học tiếp Luật. Đó là năm 1918 (theo Phương Lan-Bùi Thế Mỹ, Hồ Hữu Tường và Lê Văn Thử). « Ninh sang Pháp du học vào năm 1918, lúc Đức Quốc đã thua trận. Đến năm 1920, đã đoạt được bằng Cử Nhân Luật, vào lúc mới 20 tuổi » (Phương Lan- Bùi Thế Mỹ, trang 11)

Đêm 15/10/1923, Nguyễn An Ninh diễn thuyết ở hội Khuyến học Sàigòn, bài Cao Vọng Thanh niên, có tiếng vang lớn, Thống đốc Nam Kỳ gọi Ninh lên cảnh cáo.

Ngày 10/12/1923, phát hành số 1, báo La Cloche fêlée (Chuông rè) do Nguyễn An Ninh sáng lập, Jean de la Bâtie (Lê Văn Thử ghi Dejean de la Bâtie), làm chủ nhiệm. Bâtie sẽ là thày dạy tiếng Pháp cho Phan Khôi. Việc Phan Khôi bị mật thám theo dõi phải lánh xuống Cà Mau ba năm trong khoảng thời gian này, chắc có liên quan tới báo Chuông rè.

Nguyễn An Ninh còn là người anh cả nếu không muốn nói là cha đẻ của phong trào cách mạng thanh niên, chủ yếu nhóm Trốt-kít, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Huỳnh Văn Phương… những thanh niên học trường Tây, sử dụng ngôn ngữ Voltaire, dùng tinh thần cách mạng 1789 để chống thực dân Pháp tại Pháp và tại Nam Kỳ, trong suốt 25 năm, từ 1920 đến 1945.

5 – Nguyễn Tất Thành (1890-1969)

Khác hẳn với các nhà cách mạng như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng… Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, là có chủ đích rõ ràng. Chủ đích đó không phục vụ sự thật, như Phan Bội Châu viết Ngục Trung Thư hay Tự Phán: thật như đếm, sai lầm của mình cũng viết, ý kiến nào do Nguyễn Thành hay Lương Khải Siêu nghĩ ra cũng nói rõ.

Hồ Chí Minh không ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Đó là sự cách biệt sâu xa về nhân cách giữa hai nhà cách mạng. Lời Phan Khôi dặn con: « Khi con gái của Mác hỏi cha thích tính gì nhất? Mác đã trả lời: tính thật thà! » (Phan Thị Thái, Nhớ cha tôi học giả Phan Khôi, Kiến thức ngày nay, tháng 12/1996), là một chúc thư mà cũng là một lời cảnh cáo Hồ Chí Minh về toàn diện lịch sử mờ ám của ông.

————

Lời bàn:

Nguyễn Tất Thành sang Pháp ở đậu nhà luật sư Phan Văn Trường, được Phó bảng Phan Chu Trinh dạy nghề việc chân tay, được bác sĩ Nguyễn Thế Truyền giúp đỡ và gửi sang Liên Xô và được cả nhà báo Nguyễn An Ninh dạy tiếng Pháp.

Toàn bộ các tác phẩm nổi tiếng bằng tiếng Pháp của nhóm Nguyễn Ái Quốc đều được cho là do Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền viết.

Việc Nguyễn Tất Thành được cử đi giao « Thỉnh nguyện thư 8 điểm », như một người đi phân phát báo của một Toà soạn, mà nhận hết kết quả của cà Ban biên tập, thì còn trên cơ hàng ngàn lần những kẻ đạo văn cho cả quyển.

Khi đi giao « Thỉnh nguyện thư 8 điểm », chưa hẳn Nguyễn Tất Thành đã hiểu hết nội dung của nó:

1- Ân xá toàn thể chính trị phạm Việt Nam.

2- Cải cách nền pháp lý Đông Dương, cho người Việt Nam cũng được bảo đảm về mặt pháp lý như người Âu, bỏ hẳn Tòa án đặc biệt, công cụ để khủng bố những người Việt Nam lương thiện nhất.

3- Tự do báo chí và tự do tư tưởng.

4- Tự do lập hội và tự do hội họp.

5- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.

6- Tự do học tập và mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản xứ ở khắp các tỉnh.

7- Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.

8- Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản xứ bầu ra, ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản xứ”.

Bởi vì sau khi cướp được chính quyền từ Chính phủ Trần Trọng Kim, ĐCSVN dưới quyền HCM trong 24 năm đến 1969 và với những kẻ khác cho đến nay, không có một điểm nào trong 8 điểm trên được thoả mãn. Thậm trí chế độ XHCN còn tệ hại hơn rất nhiều so với chế độ phong kiến thuộc địa thực dân.

Ví dụ, báo chí tư nhân, tự do ứng cử và tự do mít tinh, biểu tình:

Nguyễn An Ninh cho ra tờ báo Pháp văn La cloche fêlée (Tiếng chuông rè, có người dịch Tiếng chuông rạn) ở Sài Gòn để công kích chính sách thực dân Pháp, đề cao các nhà cách mạng, làm cho người đọc tin tưởng vào sức mạnh của dân tộc và truyền bá những tư tưởng tự do (số đầu tiên ra ngày 10 tháng 12 năm 1923)

Cuối năm 1925, sau khi Luật sư Phan Văn Trường (1875-1933) về nước, cho khôi phục lại Tiếng chuông rè, có ông Ninh cộng tác. Từ đây, khuynh hướng của tờ báo chống thực dân theo quan điểm chủ nghĩa Marx-Lenin rõ rệt.

Năm 1931, Nguyễn An Ninh viết cho tờ Trung Lập của Nguyễn Văn Tạo (1908-1970), cho tờ Tranh đấu của nhóm Tạ Thu Thâu (1906-1946), Trần Văn Thạch (1905-1946), Phan Văn Hùm (1902-1946).

Năm 1939, ông Ninh viết cho báo Dân Chúng, góp phần tổ chức nhiều cuộc biểu tình đòi các quyền tự do dân chủ, ra ứng cử vào Hội đồng Quản hạt (Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ).

Ngày 4/4/1926, lễ quốc tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh trở thành cuộc vận động xuống đường vĩ đại với 60,000 – 100,000 người dân Sài Gòn tham dự (năm 1945, thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn có dân số là 500.000). Báo chí tư nhân đưa tin và bình luận, mà chính quyền phong kiến cũng như thuộc địa không làm bất cứ gì để cản trở. Ngược lại, lễ tang của Trần Độ hay Hoàng Minh Chính cho đến Bùi Ngọc Tấn, bị chính quyền, tự vỗ ngực là của dân, phá tan nát.

Phần 5: Chính phủ Trần Trọng Kim với một nước Việt Nam độc lập toàn vẹn lãnh thổ

Cộng sản đã tuyên bố cướp chính quyền năm 1945. Điều đó có nghĩa là Việt nam khi đó có một chính quyền thực sự rồi bị cộng sản cướp. Chứ không có tình trạng vô Chính phủ. Để có tiếng chính danh, cộng sản không ngừng bôi nhọ Chính phủ Trần Trọng Kim, nào là bù nhìn của Nhật, nào là không làm gì cho dân cho nước.

Ngày nay, thế hệ trẻ cũng bị nhồi sọ mà cho rằng Chính phủ Trần Trọng Kim hoặc không tồn tại, hoặc không đáng tồn tại mà phải để chỗ cho cộng sản.

Nhưng, lịch sử thì không thể bị bóp méo. Một trong những bằng chứng về những gì Chính phủ Trần Trọng Kim đã làm lại từ chính tờ báo của chính quyền cộng sản đăng lên. Đó là tờ Văn hóa Nghệ An:http://vanhoanghean.com.vn/…/hue-nam-1945-va-chinh-phu-tran…*

…Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong một hoàn cảnh rất tình cờ của lịch sử, không do kết quả tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của một đảng phái hay một phong trào chính trị nào. Sau gần một thế kỉ bị Pháp đô hộ, lần đầu tiên nước Việt Nam được độc lập(dù mới chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu.

Việt Nam được độc lập (dù mới chỉ một phần) mà không phải hi sinh xương máu. Đó là một tình thế lý tưởng, còn hơn cả Ấn Độ tuy cũng không hi sinh sương máu nhưng phải 2 năm sau đó, 1947.

Cộng sản đã thí bao nhiêu dân để có được một cái « độc lập » trong vòng tay của quốc tế cộng sản?

Chính phủ Nhật giữ Bảo Đại nhưng không muốn giữ Phạm Quỳnh vì ông là người bị coi là thân Pháp. Thật ra, Phạm Quỳnh là một học giả yêu nước nhưng cũng là một nhà chính trị ôn hoà, chủ trương rằng Việt Nam thời đó không thể chống nổi Pháp nên cần phải học hỏi văn minh Tây phương qua văn hoá Pháp để dần dần đòi lại quyền tự chủ.

Chính vì là « một học giả, yêu nước nhưng cũng là một nhà chính trị ôn hoà, chủ trương … dần dần đòi lại quyền tự chủ », mà Phạm Quỳnh đã bị Hồ giết. Đó cũng là số phận của bất cứ ai giỏi hơn Hồ, cho dù yêu nước, thương dân.

… sau ngày Nhật đầu hàng đồng minh, Đại sứ Yokohama thuật lại buổi yết kiến vua Bảo Đại để báo tin việc chính phủ Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương và trao trả độc lập cho Việt Nam. Phạm Quỳnh hiện diện trong buổi tiếp kiến này yêu cầu Nhật Bản thừa nhận nền độc lập của Việt Nam một cách chính thức vì Pháp đã bị tước quyền bảo hộ. Ông nhấn mạnh rằng: « Để chúng tôi có thể hợp tác hữu hiệu với Nhật Bản, chúng tôi cần phải có được sự ủng hộ của toàn thể nhân dân, và để đạt được điều đó, uy tín của chính phủ chúng tôi cần phải được tăng cường bằng một hành động long trọng tuyên cáo độc lập ». Yokohama trả lời rằng việc tuyên cáo độc lập để chứng tỏ chủ quyền là hành động nội bộ mà « Ngài có tự do tuyệt đối để hành động theo sự phán xét của chính phủ ngài ».

Phạm Quỳnh mong muốn có một Việt Nam độc lập và Nhật đã đồng ý. Như vậy không ai có thể lên án Phạm Quỳnh về vấn đề độc lập. Ngoại trừ, cộng sản tìm mọi cớ giết ông ta.

Đoạn dưới đây gói gọn những gì mà cộng sản đã làm để bôi nhọ Chính phủ Trần TRọng Kim:

Chính phủ Trần Trọng Kim thường không được nhắc nhở đến trong lịch sử tranh đấu giành độc lập cho dân tộc, hoặc nếu có thì cũng chỉ được coi như một chính phủ chuyển tiếp trong một thời gian ngắn ngủi không có thành tích gì đáng kể. Việt Minh thì dứt khoát lên án chính phủ Kim là « bù nhìn » do Nhật tạo ra và chỉ đem lại cho Việt Nam một nền « độc lập bánh vẽ ». Nhiều nhà lãnh đạo chính trị và tác giả ngoại quốc cũng đồng ý một cách thiếu thận trọng như thế. Đến nay, hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, giai đoạn lịch sử này cần được xem xét lại một cách khách quan về tính chất chính đáng của chính phủ ấy.

Nhật đảo chính Pháp ngày 09/03/1945. Chỉ 2 ngày sau, 11/03/1945, vua Bảo Đại tuyên bố Việt Nam độc lập và Hiệp ước Việt – Pháp năm 1884 không còn hiệu lực vì Pháp không còn bảo hộ được cho Việt Nam.

Những lý do mà Việt Nam có thể độc lập mà không tốn xương máu đã thuyết phục Trần Trọng Kim nhận thành lập Chính phủ:

Luật sư Trịnh Đình Thảo, sau này là Chủ tịch của Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hoà bình (LMDTDCHB) trong hệ thống Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (MTDTGPMN) cho biết Trần Trọng Kim « không tin ở sự thành thật của nhà cầm quyền người Nhật và lo ngại bị lôi cuốn vào những biến cố có hại cho tương lai của xứ sở » nhưng ông Thảo đã thuyết phục được ông Kim nhận lời yêu cầu của Bảo Đại với lý do « phải gấp rút thành lập chính phủ Việt Nam độc lập để đặt các lực lượng đồng minh, nhất là Pháp, trước một tình trạng pháp lý không thể đảo ngược bằng lời tuyên cáo hủy bỏ những hiệp ước Bảo hộ năm 1862 và 1874, tuyên cáo nước Việt Nam độc lập và thống nhất ».

Cộng sản đã làm gì so với Chính phủ Trần Trọng Kim?

1 – gây đổ máu, gây chiến tranh, tiêu diệt những người Việt yêu nước : Quốc dân đảng (vụ Ôn Như Hầu), Tạ Thu Thâu, … Tội lỗi đều do Hồ Chí Minh, Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp gây nên.

2 – tạo điều kiện cho quân Pháp-Anh và Tưởng vào Việt Nam. Vì nếu Chính phủ Trần Trọng Kim còn tồn tại, thì nối tiếp của Bảo Đại có danh chính ngôn thuận và các Hiệp ước với Pháp cũng bị vô hiệu hóa.

3 – chia cắt đất nước, rồi rước Pháp từ Nam ra Bắc và lại xin vào Liên hiệp Pháp theo Hiệp ước sơ bộ Fontainebleau 06/03/1946.

Hãy coi Chính phủ Trần Trọng Kim mà cộng sản gọi là Chính phủ bù nhìn đã làm những gì:

Chính phủ Trần Trọng Kim ra đời trong những điều kiện khó khăn về chính trị, an ninh và kinh tế như vậy. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Nội các, bên cạnh công tác khẩn cấp cứu trợ nạn đói ở miền Bắc đã làm ngót hai triệu người thiệt mạng, chính phủ Trần Trọng Kim đã ấn định một chương trình sáu điểm:

1. Chuyển giao tất cả các cơ sở hành chính cho các viên chức Việt Nam.

2. Thâu hồi đất Nam Kỳ và các nhượng địa đã dành cho Pháp.

3. Ân xá toàn thể các phạm nhân chính trị.

4. Cho phép thành lập các đảng phái chính trị.

5. Miễn thuế cho công chức, thợ thuyền và dân nghèo.

6. Thiết lập các Uỷ ban tư vấn quốc gia để soạn thảo Hiến pháp và nghiên cứu cải tổ chính trị, hành chính và giáo dục.

Chỉ trong thời gian bốn tháng (từ 17 – 4 đến 16 – 8), chính phủ Kim đã thực hiện được gần hết chương trình này.

Chính phủ cũng cứu trợ nạn đói mà khẩn cấp nữa, đâu cần gì đến cộng sản.

Theo 2 điều đầu, thì đến 16/08/1945 Việt Nam đã gần như độc lập với đầy đủ các cơ quan hành chánh. Không tốn một viên đạn. Mà từ Móng Cái đến Cà Mau, chứ không chỉ một miền.

Những điều 3 đến 6 mà Chính phủ Trần Trọng Kim làm được khi đó, thì chỉ là mơ ước của người dân Việt hiện nay, tức là 68 năm sau với hàng triệu sinh mạng.

Bước tiến hay thụt lùi? cách mạng hay phản động? Có khó trả lời không?

Những thành quả của Chính phủ Trần Trọng Kim được tóm tắt:

« – Cứu đói: Bộ Tiếp tế do bác sĩ Nguyễn Hữu Thi cầm đầu nỗ lực điều động việc vận tải thóc từ Nam ra Bắc. … nhờ sự thành lập Tổng hội Cứu tế nạn đói để phối hợp hoạt động với những hội chẩn tế và những đoàn thanh niên cứu đói trên toàn quốc … số người chết vì nạn đói … (giảm rất nhiều) »

Vận động toàn quốc cứu đói. Cộng sản làm gì được hơn?

– Chủ quyền: Để biểu hiệu cho sự thống nhất ba miền lãnh thổ, quốc hiệu « Việt Nam » chính thức thay thế cho quốc hiệu « An Nam » đang được sử dụng…. Ngày 1 – 8, Thủ tướng Kim phải đích thân từ kinh đô Huế ra Hà Nội gặp Tổng tư lệnh Tsuchihashi Yuitsu, không những yêu cầu trả ngay phần còn lại của lãnh thổ mà còn đòi luôn các công sở thuộc về phủ toàn quyền Pháp khi trước. Tất cả những đòi hỏi này đều được Tsuchihashi chấp thuận, và hai bên ấn định ngày trao trả Nam Bộ là 8 – 8 và ngày trao trả các công sở là một tuần sau đó. Cũng trong dịp gặp Tsuchihashi, Trần Trọng Kim đã được Nhật đồng ý chuyển giao lại các binh sĩ Việt Nam, cung cấp 4.000 khẩu súng mới và đạn dược để tổ chức đội quân bảo an.

Lấy lại toàn bộ chủ quyền trên cả nước. Mọi công sở đều thuộc về người Việt. Có tiềm năng quân đội mà Nhật chịu cung cấp vũ khí.Cũng xin nói ở đây. Nhiều người trẻ cho rằng An Nam là tên nước cho đến thời Pháp thuộc và HCM và đảng CSVN mới là kẻ khai sinh ra nước Việt Nam. Thì ở đây, chính Văn hóa Nghệ An của đảng CSVN công nhận, Chính phủ Trần Trọng Kim đã khai sinh ra tên nước Việt Nam.

– Cải tổ: Vốn là một nhà giáo dục, Trần Trọng Kim rất chú trọng đến việc cải tổ hệ thống giáo dục, bắt đầu bằng việc sử dụng tiếng Việt làm ngôn ngữ giảng dạy. Hoàng Xuân Hãn, Bộ trưởng Giáo dục, không những là một nhà khoa học mà còn là một học giả uyên bác, đã hoạch định xây dựng một nền quốc học trên cơ sở dân tộc và tiến bộ, nhưng chưa kịp thi hành trong một nhiệm kỳ quá ngắn ngủi. Hệ thống và chương trình Trung học do ông soạn thảo đã được các chính phủ quốc gia tiếp tục áp dụng với đôi chút sửa đổi trong nhiều năm về sau.

Phổ cập tiếng Việt. Các chương trình giáo dục mà các Chính quyền sau này còn phải làm kim chỉ nam. Chính cộng sản cũng phải công nhận tài năng của Hoàng Xuân Hãn. So với chương trình của mấy người bẻ ghi xe lửa, y tá, hoạn lợn, …, thì một trời một vực.

– Về tư pháp, do đề nghị của Bộ trưởng Tư pháp Trịnh Đình Thảo, Thủ tướng Kim ký nghị định ân xá ngày 2 – 5 với lệnh « Thả ngay tất cả các tù nhân chính trị » và ngày 8 – 5 thành lập Uỷ ban soạn thảo Hiến pháp trên căn bản thống nhất xứ sở, các quyền tự do chính trị, tôn giáo và nghiệp đoàn. Ngoài ra, miễn hay giảm 13 hạng thuế được thi hành dưới thời Pháp và Nhật.

Không có tù chính trị, tự do tôn giáo, nghiệp đoàn, Hiến pháp dân chủ … Đâu cần phải dân trí cao, cũng làm được cả đó. Tại sao bây giờ lại cấm dân vì cho rằng dân không đủ trình độ tự do tôn giáo, nghiệp đoàn, …?

– Chính trị: Với chủ trương « hợp nhất tất cả các phần tử quốc dân để củng cố độc lập của quốc gia và gây mạnh cái tinh thần yêu nước trong mọi giai tầng xã hội, » …vinh danh các anh hùng dân tộc đã chiến thắng quân xâm lược và những nhà cách mạng đã hi sinh cho Tổ quốc, thay đổi tên đường phố và phá hủy những tượng đài biểu thị nền đô hộ của Pháp…khuyến khích thanh niên sinh viên tham gia các sinh hoạt chính trị, văn hoá, xã hội… Ngoài ra, chính phủ Kim cũng thực hiện tinh thần hoà giải và đoàn kết dân tộc, không phân biệt đảng phái, không chỉ bằng việc thả hết các chính trị phạm và kêu gọi họ hợp tác, mà còn can thiệp với Nhật để các thanh niên bị bắt về tội theo Việt Minh chống Nhật cũng được phóng thích.

Những kết quả trên đây cho thấy nội các Trần Trọng Kim, dù không phải là những chính trị gia có thành tích và kinh nghiệm, song đều là những nhà trí thức nhiệt tình với đất nước, hết lòng phục vụ cho quyền lợi chung của dân tộc, không tham nhũng, không chia rẽ bè phái, không tham quyền cố vị. Trước tình thế rối ren của Cách mạng Tháng Tám, Thủ tướng Kim được quân đội Nhật cho biết họ « còn trách nhiệm giữ trật tự cho đến khi quân đội đồng minh đến thay, » nhưng ông đã từ chối yêu cầu Nhật bảo vệ chính phủ và muốn duy trì trật tự vì muốn tránh đổ máu và rối loạn.

Chính phủ Trần Trọng Kim có những phẩm chất gì? « trí thức nhiệt tình với đất nước, hết lòng phục vụ cho quyền lợi chung của dân tộc, không tham nhũng, không chia rẽ bè phái, không tham quyền cố vị ». Ai trong chính quyền hiện nay có một chút xíu của một trong các phẩm chất đó?

Chính phủ Trần Trọng Kim khuyến khích thanh niên tham gia chính trị, thì ngày nay chính trị là điều cấm kỵ chẳng những với thanh niên mà với mọi người dân. Thay vào đó là những trò nhảm nhí là ru ngủ thanh niên điều mà cộng sản lên án chế độ thuộc địa Pháp.

Chỉ vì lòng nhân ái, tránh đổ máu, mà Chính phủ Trần Trọng Kim đã không nhờ Nhật can thiệp diệt cỏ dại là cộng sản mà để lại hậu quả không thể lường là một Việt Nam rơi vào cảnh nồi da nấu thịt, một xã hội là một nhà tù lớn, một xã hội mà quyền con người chỉ còn là số không. Tóm lại, là một sự thụt lùi hàng trăm năm. Xã hội dưới thời Trần Trọng Kim là một thiên đường của người dân hiện nay.

Kết luận của bài viết trên báo Văn hóa Nghệ An phần nào trả lại cho Trần Trọng Kim những gì thuộc về Trần Trọng Kim và cũng qua đó gián tiếp những gì mà cộng sản đã phá qua kết quả cướp của họ:

Trong thời gian quá ngắn phục vụ đất nước, chính phủ Trần Trọng Kim không mắc phải sai lầm nào đáng bị chỉ trích, trái lại, đã thực hiện được nhiều thành tích đáng kể nhất là việc lấy lại được miền Nam và ba nhượng địa quan trọng ở miền Bắc, hoàn thành được việc thống nhất đất nước như đã nói trên. Tất cả những điều đó cho thấy Bảo Đại và chính phủ Trần Trọng Kim không phải là « bù nhìn » của Nhật và nền độc lập của Việt Nam, dù chưa hoàn toàn, vẫn là một thực tại chứ không phải « bánh vẽ », nhất là so với những điều kiện của một « quốc gia tự do » và viễn tưởng thống nhất mơ hồ như trong Hiệp định sơ bộ 6 – 3 năm 1946 mà Chủ tịch Hồ Chí Minh phải ký kết với Cao uỷ Bollaert.

Từ Trần Trọng Kim đến Hồ Chí Minh mới chỉ trong khoảng 1 năm 1945-1946 đã là một sự thụt lùi rõ ràng về chủ quyền và độc lập. Việt nam đã phải trả giá với hàng triệu sinh mạng do các cuộc chiến mà Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, …, gây ra để thây tóm quyền lực và phục vụ quốc tế cộng sản. Gây thù oán với nhiều quốc gia. Sau mấy chục năm, đến nay, sự thụt lùi là toàn diện cho đến bị phá hoàn toàn, từ chính trị, văn hóa, tính dân tộc, đạo đức, giáo dục và đặc biệt là nhân quyền với các tự do chính trị, tôn giáo, ngôn luận, …

Thủ bút của Trần Trọng Kim-Thư gửi Hoàng Xuân Hãn

Thủ bút của Trần Trọng Kim
gửi Hoàng Xuân Hãn năm 1947

Nguyễn Đức Toàn

Viện nghiên cứu Hán Nôm

Trần Trọng Kim (1887-1953) là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu văn học, sử học có tiếng trong giới trí thức nước ta thời cận đại. Ông đã để lại nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, như Nho giáo, Việt Nam sử lược, có đóng góp cho tri thức và nghiên cứu lịch sử văn hóa nước nhà. Trong khi tiếp xúc với văn bản Nam quốc địa dư chí, tôi phát hiện ra bức thư này nằm giữa tờ bìa ngoài gấp đôi đã bị phết hồ dán kín lại, do thời gian lâu ngày lớp hồ khô đi, trong lúc kiểm tra văn bản bức thư vô tình rơi ra. Được biết một số sách Hán Nôm có nguồn gốc từ thư viện riêng của gia đình GS. Hoàng Xuân Hãn. Bức thư này có lẽ đã đến tay cụ Hoàng và được cụ Hoàng dấu kín vào tờ bìa của cuốn Nam quốc địa dư chí, mà sau này được hiến tặng lại cho thư viện. Đối chiếu với tập hồi ký Một cơn gió bụi của cụ Trần đã được xuất bản trong những năm 60, chúng tôi nhận định đây chính xác là bút tích và giọng văn của cụ Lệ thần – Trần Trọng Kim, vì những nhân vật trong thư nhắc đến đều là những gương mặt trí thức chính trị đương thời với cụ. Ngày tháng, sự kiện, giọng văn và tư tưởng trong bức thư hoàn toàn phù hợp với ngày tháng, sự kiện, giọng văn, tư tưởng của cụ Trần trong tập hồi ký đã nêu trên.

Chúng tôi xin được giới thiệu nội dung bức thư như một phần di cảo bút tích của một nhà giáo, một học giả uyên bác và đức hạnh, một nhà nghiên cứu Nho giáo tân học cuối cùng, sau hơn nửa thế kỷ nằm im lìm trong một tập sách cũ. Thấy rõ thêm mối quan hệ giữa hai gương mặt trí thức lớn của nước ta trong lịch sử cận đại. Bên cạnh đó, đặt ra vấn đề thận trọng và nghiêm túc trong công tác bảo quản các tư liệu Hán Nôm của chúng ta hiện nay.

Bức thư gồm 2 tờ viết 2 mặt.

Nội dung như sau :

Sài Gòn, ngày 8 tháng 5, năm 1947(1)

Ông Hãn(2)

Hôm ông Phan văn Giáo(3) đưa cái thư của ông vào cho tôi, tôi không gặp ông ấy. Tôi xem thư của ông, nhất là đoạn viết bằng chữ nôm, tôi biết rõ sự tình và tôi đã phiên dịch ra quốc-ngữ, gửi sang để Ngài(4) xem.

Gần đây tôi lại được thư khác của ông, do ông Giáo gửi lại cho tôi, đại khái cũng như thư trước. Cái tình thế nước ta bây giờ, tôi cũng hiểu đại khái như ông, cho nên trước khi tôi về, tôi đã dặn Ngài : Trừ khi có bằng-chứng chắc-chắn, thì ngài chớ nghe ai mà về. Sau khi tôi đã về đây rồi tôi lại viết thư ra nhắc lại lời dặn của tôi. Vậy sự ngài về chắc là không có.

Tôi sở dĩ về đây là vì Ngài và tôi ở bên ấy(5), hoang-mang chẳng biết rõ gì cả, nhân có ông Cousseau(6) do ông D’argenlieu(7) sai sang gặp Ngài và tôi, nói Pháp sẵn lòng đổi thái-độ để cầu hoà-bình. Ngài thấy thế bảo tôi về tận nơi xem thái độ người Pháp có thật không, và nhân tiện xem ý tứ người Việt ta thế nào. Nếu làm được việc gì ích lợi cho nước và để cho dân đỡ khổ, thì ta cố làm cho trọn nghĩa-vụ của mình, nếu không thì lương-tâm ta cũng yên, vì đã cố hết sức mà không làm được(8).

Tôi về đây hôm 6 tháng hai tây(9), không gặp ông D’argenlieu, vì ông ấy sắp về Pháp. Ông ấy cho người bảo tôi chờ ông ấy sang sẽ nói chuyện. Tôi có gặp mấy người có chủ nhiệm về việc chính trị, nói chuyện thì tử-tế lắm và đồng ý hết cả. Nhưng xét ra họ nói một đường, làm một nẻo, toàn là những việc mưu-mô lừa dối cả. Lúc đầu tôi có xin cho tôi dược gặp ông, ông Hiền(10) và Khiêm(11), họ hứa sẽ cho vào ngay, nhưng mãi chẳng thấy ai vào. Tôi biết ý [tr1] cũng không hỏi nữa.

Tôi xem việc người Pháp làm, không thấy gì là chân thực. Họ thấy tôi giữ cái thái-độ khảng khái không chịu để họ lợi dụng, họ phao ra rằng tôi nhu-nhược và đa nghi không làm được việc. Họ cho những người Nam thân tín của họ đến nói muốn gặp tôi, tôi từ chối không gặp ai cả. Cũng vì thế tôi không muốn gặp ông Giáo. Tôi có nói với người Pháp rằng : Tôi về đây, là tin ở lời hứa hẹn của ông Cousseau là đại biểu của Thượng xứ Pháp, nay công việc không xong, thì cho tôi trả ra để bảo cho Ngài biết. Họ nói : Việc ấy cố nhiên rồi, nhưng ông hãy thong-thả chờ ít lâu. Họ nói thế, nhưng tôi biết là họ không cho tôi ra với Ngài, và họ lại cho người khác nói chuyện với Ngài(12).

Dù sao, tôi cũng không ân-hận vì việc tôi về đây. Có về đây mới biêt rõ sự thực. Biết rõ sự thực thì cái bụng tôi yên không áy náy như khi ở ngoài kia. Bây giờ tôi nhất định không làm gì cả. Nếu thời cục yên-ổn thì tôi về ngoài Bắc, néu không tì xoay xở ở tạm trong này, chờ khi khác sẽ liệu.

Còn về phương diện người mình, thì tôi thấy không có gì đáng vui. Phe nọ đảng kia lăng-nhăng chẳng đâu vào đâu cả. Ai cũng nói vì lòng ái-quốc, nhưng cái lòng ái-quốc của họ chỉ ở cửa miệng mà thôi, nhưng kỳ thực là vì địa-vị và quyền-lợi, thành ra tranh dành nhau, nghi-kỵ nhau rồi lăng-mã lẫn nhau. Tôi về đây chỉ gặp Thảo(13), Hoè(14) và Sâm(15). Tôi bảo Sâm nên tìm cách đoàn kết nhau thành khối, thì mới có thể đối phó với người ta được. Sâm cũng cho ý kiến ấy là phải. Song một độ thấy bẵng đi, không đến gặp tôi, rồi bất thình-lình xuất hiện ra Mặt trận quốc gia(16), mà không cho tôi biết. Mãi mấy hôm nay mới đến nói rằng vì sự đi lại khó khăn, nên không kịp nói cho tôi biết việc ấy. Tôi bảo hắn rằng : Việc ông làm đó, là việc nên làm, nhưng trước hết phải xếp đặt cho chu-đáo, phải có đủ các cơ-quan tuyên truyền và bênh-vực việc làm của mình. Nhất là phải giao-thông với Mặt trận kháng chiến(17), họ [tr2] có đồng ý, thì việc ông làm hoạ may mới có hiệu-quả. Nay việc chưa xếp đặt ra gì cả mà ông đã vội-vàng xướng xuất ra như thế, tôi e khó thành được. Hắn nói : Việc đã trót rồi, đã ném lao thì phải theo lao.

Tôi thấy tình thế có nhiều nỗi khó khăn quá, mà minh thì thân cô thế cô, không làm gì được, cho nên chỉ giữ cái dịa vị bàng-quan mà thôi, thật là:

身 在 南 蕃 無 所 預
心 懐 百 憂 復 千 慮

(Thân tại Nam phiên vô sở dự,
Tâm hoài bách ưu phục thiên lự.
= Thân ở cõi Nam không tham dự việc chính trị,
Lòng đã ôm trăm mối lo lắng lại thêm nghìn điều ưu lự)

Tôi vẫn biết việc chống với Pháp chỉ có V.M. mới làm nổi, nhưng vì chỉ tiếc họ quá thiên về chủ-nghĩa cọng-sản quá. Họ chỉ có một mục-đích là thi hành chủ nghĩa của họ, họ dùng đủ phương diện để đưa người ta vào cái chòng của họ. Sự hành-động của họ ở bên ta cũng như bọn cọng sản đã dùng ở bên Tàu và ở các nước khác, đều theo một lối đúng nhau như hệt. Họ không cần quốc-gia, không cần đạo-đức, nhưng có nhiều người tin ở nghĩa quốc-gia, thì họ lợi dụng cái nghĩa quốc-gia để đạt cái chủ-nghĩa của họ. Lừa dối xảo-quyệt đủ đường, cho nên người ta dễ mắc lừa lắm.

Nay V.M. đứng vào cái địa-vị chống Pháp, tất là có cái thanh-thế rất mạnh. Nếu họ biết đổi cái thái-độ hung tàn bạo ngược đi, và tìm cách thu dụng các đảng phái khác, để lập thành một khối, không khuynh hướng hẳn về Cọng sản, thì có cơ thành công được, nhưng bảo con chó sói trở nên con cừu, thì có thể được không? Dù sao, đối với viêc nước mình, V.M phải chịu cái tiếng 功 之 首 罪 之 魁(Công chi thủ tội chi khôi = Công đứng đầu mà tội cũng đứng đầu). Đó là ý kiến riêng của tôi, còn các ông nghĩ thế nào tôi không biết.

Khi tôi ở Hương- cảng, ông Cousseau có cho tôi biết tin ông Oánh(18) bị Tây giết, tôi thương ông Oánh quá, có làm bài tuyệt- cú gửi về, nhờ ông đem điếu ông ấy:

Khóc bạn Nguyễn Băng Hồ
Đất khách mơ – màng những thở – than,
Mảng tin bác bị lũ hung tàn.
Ngắn dài giọt lệ lòng thương bạn,
Căm giận quân thù đã tím gan.

Ông Oánh sinh thời là một người trung hậu ngay chính, ở đời này thật là ít có. Chẳng may vì duyên nghiệp mà phải cái nạn tai bay vạ gió. Thôi [tr3] thì cũng là một cách ông ấy trả nợ nước.

Tôi muôn nhờ ông một tí việc, khi tôi đi, tôi còn một bản đánh máy tập Vũ trụ đại quân(19) gửi ông Oánh, nhờ ông thử hỏi nhà ông Oánh xem tập ấy có còn nữa không. Nếu còn, thì ông làm ơn giữ lấy cho tôi, kẻo công trình mất mấy năm trời mà mất đi, thì tiếc quá.

Nhờ ông nói với Khiêm, nhờ hắn đến qua chỗ nhà tôi ở Nhà Rượu(20), xem có ai coi giữ cái nhà đã bị đốt(21) đó không. Nếu có người coi, thì nhờ Khiêm thử vào trong nhà xem những sách vở có còn gì nữa, thì nhờ hắn nhặt đem về giữ lấy cho tôi. Còn cái nhà bên cạnh mà không hư hỏng lắm thì nhờ hắn xem có thể chữa sửa được không. Giá có thể chữa lại it nhiều rồi cho người ta tạm thuê để lấy tiền và cốt nhất là khi nào tôi có về được, mong còn có chỗ che sương che nắng.(Việc này không cần nữa, vì tôi đã gặp Khiêm ở đây rồi.)(22)

Ông có biết tin ông Bùi Kỷ(23) bây giờ ở đâu không. Tôi về đây không có tin tức gì về đường nhà ông Bảng cả.

Nhà tôi và Chương(24) đều có lời chúc ông bà được mạnh khoẻ. Tôi có lời thăm ông Hiền, Khiêm và Hoè và tất cả các bạn. Ông Hoè hôm ra Hà-nội có đến gặp tôi, nhưng vội quá, không viết được thư. Bây giờ ông Hoè ở đâu và làm gì?

Sau này ông có gửi thư cho tôi, nên để chờ khi nào có người chắc chắn vào đây, đưa đến cho tôi thì hơn. Không nên gửi người không được chắc chắn.
Nay kính thư
Trần Trọng Kim [tr4]

Chú thích :

1. 8/5/1947 : ngày viết thư. Một cơn gió bụi có ghi việc Cao uỷ Pháp là Bollaert ra Bắc : “ngày 8/5 mấy hôm trước khi ông Bollaert ra Bắc, ông Didier Michel hẹn đến gặp tôi”. Bức thư có lẽ được cụ Trần nhờ Didier Michel gửi hộ.

2. Ông Hãn: Chỉ Hoàng Xuân Hãn, nguyên Bộ trưởng bộ giáo dục và Mỹ thuật của chính quyền Trần Trọng Kim trước Cách mạng tháng 8. Năm 1947 Hoàng Xuân Hãn còn đang ở Hà Nội.

3. Phan văn Giáo: Dược sĩ, chủ hiệu thuốc lớn ở Thanh Hoá, là nhà Tư sản nổi tiếng có tư tưởng thân Pháp. Bị bắt trong Cách mạng tháng 8, sau được thả ra. Sau năm 1945 tiến hành nhiều cuộc vận động để khôi phục chính thể quân chủ ở miền Nam.

4. Ngài : Chỉ vua Bảo Đại – Vĩnh Thuỵ, lúc này đã thoái vị. Sau được chính quyền cách mạng cử đi công cán Trung Quốc, thì ở lại không về và sang ở Hương Cảng. (Trần Trọng Kim; Phạm Khắc Hoè, sđd)

5. Bên ấy : Khi Cách mạng tháng 8 nổ ra thì Trần Trọng Kim đang ở Huế. Bảo Đại thoái vị, ông về ở làng Tại Thế gần thôn Vĩ Dạ, đóng cửa đọc sách không ra ngoài. Đầu năm 1946 thì về Hà Nội, không tham gia việc gì nữa. Sau khi Bảo Đại đi sang Trung Quốc, rồi ở lại không về. Cuối tháng 5/1946, quân Tầu Tưởng rút dần về nước. Tháng 6/1946, Trần Trọng Kim theo một số người của Quốc Dân đảng sang Trung Quốc tìm bắt liên lạc với Bảo Đại, và gặp nhau ở Hương Cảng.

6. Cousseau : Quan cai trị, từng làm Công sứ ở nhiều tỉnh tại Bắc Kỳ, là người móc nối dàn xếp đưa Bảo Đại từ Hương Cảng về nước để thành lập chính phủ theo ý người Pháp. (Phạm Khắc Hoè. sđd)

7. D’argenlieu : Cao uỷ Pháp tại Đông Dương lúc bấy giờ. Năm 1947 thì về nước cho Bollaert sang thay. (sđd)

8. Trần Trọng Kim, sđd, tr166, 167…

9. hôm 6 tháng 2 tây : ngày Trần Trọng Kim về đến Sài Gòn. Một cơn gió bụi có ghi : “ngày 5 đến Sài Gòn, nhưng đến sáng mùng 6 mới lên bờ.”

10. ông Hiền : Luật sư Vũ Văn Hiền, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Tài chính. Bị quân Pháp bắt giữ sau ngày toàn quốc kháng chiến năm 1946 ở Hà Nội cùng với Phạm Khắc Hoè, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Xuân Chữ, … sau được thả ra. (Phạm Khắc Hoè, sđd)

11. Khiêm : Có thể là Phạm Duy Khiêm, người cùng tham gia với Trần Trọng Kim soạn sách “Việt Nam văn phạm”.

12. Trần Trọng Kim lúc này đã không còn giá trị. Người Pháp muốn tách ông ra khỏi Bảo Đại để không thể gây ảnh hưởng, cản trở ý đồ thành lập một chính phủ theo ý muốn của người Pháp.

13. Thảo : Luật sư Trịnh Đình Thảo (1901-1986), luật sư toà Thượng thẩm Sài Gòn, là một luật sư rất có uy tín, thường đứng ra bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động cấp dưới, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Tư pháp, Phó chủ tịch hội đồng cố vấn chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam. Sau ra chiến khu tham gia thành lập Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ hoà bình Việt Nam, đi nhiều nước vận động chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, Uỷ viên trung ương mặt trận tổ quốc, Đại biểu quốc hội.

14. Hoè : Phạm Khắc Hoè, giữ chức Đổng chưởng lý văn phòng Ngự tiền của vua Bảo Đại. Sau này đi theo kháng chiến, bị Thực dân Pháp bắt đưa về miền Nam dụ dỗ quay trở lại phục vụ Bảo Đại không thành, phải thả ông ra ở Hà Nội, ông tìm cách trốn khỏi thành phố lên chiến khu, có viết tập hồi ký “Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc”. Tập hồi ký này có nhắc đến việc ngày 16/4/1947, Phạm Khắc Hoè có đến chào từ biệt Trần Trọng Kim trước khi ra Hà Nội. Thư này viết sau khi Phạm Khắc Hoè đi Hà Nội gần một tháng (8/5/1947). (Phạm Khắc Hoè, sđd)

15. Sâm : Nguyễn Văn Sâm, Chủ tịch hội ký giả Nam Kỳ. Bị Thực dân Pháp an trí ở Sóc Trăng vì những hành động chống Pháp. Năm 1945, tham gia chính quyền Trần Trọng Kim, Hội viên hội đồng dự thảo Hiến pháp. Sau được phái đi làm Khâm sứ Nam Kỳ để tiếp thu Nam Kỳ được Nhật trao trả, chưa kịp thực hiện thì cách mạng tháng 8 bùng nổ. Là người tham gia thành lập Mặt trận quốc gia Việt Nam ở miền Nam, là thủ lĩnh đảng Việt Nam quốc dân độc lập, ông bị ám sát chết cuối năm 1947. (Nguyễn Quang Thắng, sđd)

16. Mặt trận quốc gia : Ngày 17-2-1947, Nguyễn Hải Thần, ông Nguyễn Tường Tam cùng một số nhân sĩ đã tiếp xúc với Bảo Đại và đã thành lập một Mặt Trận mệnh danh là Mặt Trận Quốc Gia nhóm tại Hương Cảng gồm: Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Chủ Xã Hội Đảng, Việt Nam Quốc Gia Thanh Niên Đoàn có mục đích lợi dụng Bảo Đại để tranh thủ độc lập nhưng Bảo Đại cũng như các nhà thực dân khác không chịu được sự « khó tính » của Mặt trận này nên đã gạt khéo Mặt trận ra ngoài và sau này, Bảo Đại về lập chính phủ chỉ có nhân viên của các nhóm tư bản và của đế quốc cộng tác mà thôi. Với những thành phần « Nam kỳ quốc » và bọn tay chân của đế quốc, Pháp tạo ra các chiêu bài độc lập, tính đánh lừa dân chúng Việt Nam nhưng đã thất bại. Nguyễn Văn Sâm chắc cũng tham gia trong mặt trận này.

17. Mặt trận kháng chiến : Chỉ Mặt trận kháng chiến của nhân dân miền Nam (?)

18. ông Oánh : Tức Nguyễn Quang Oánh (1888-1946), anh ruột Nguyễn Văn Ngọc (hiệu Ôn Như). Làm Thanh tra các trường Sơ học, Hội viên hội đồng cải cách giáo dục của chính quyền Trần Trọng Kim, từng cùng Trần Trọng Kim và Bùi Kỷ biên soạn sách Tiểu học Việt Nam văn phạm giáo khoa thư. Toàn quốc kháng chiến, ông bị giặc Pháp ập vào nhà bắn chết ngày 22/12/1946. (Trần Văn Giáp, sđd); Nguyễn Băng Hồ : Chỉ tên hiệu của ông Nguyễn Quang Oánh là Băng Hồ.

19. Vũ trụ đại quan : Một trong các công trình nghiên cứu của Trần Trọng Kim. (Trần Văn Giáp, sđd)

20. Nhà Rượu : Trần Trọng Kim có nhà ở khu vực gần Nhà máy Rượu Hà Nội (phố Nguyễn Công Trứ). Tức là căn nhà 41 phố Hàng Chuối (Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb.Vĩnh Sơn, S., 1969)

21. “Cái nhà của tôi ở phố nhà Rượu cũng bị quân tự vệ đốt cháy. Thành ra bao nhiêu sách vở của tôi, có lắm quyển rất cổ rất quý, tích trữ trong mấy chục năm, đều hoá ra tro tất cả. Tôi vẫn chưa hiểu vì lẽ gì mà họ đốt nhà tôi, hoặc là vì đốt nhà bên cạnh mà cháy lây sang, hoặc vì Việt Minh thấy tôi bỏ đi, họ giữ không được, họ cho lệnh đốt nhà cho bõ tức”. Trần Trọng Kim, sđd.

22. Tác giả tự đánh dấu, và ghi chú sang bên cạnh thư, nhắc việc này thôi vì đã nhờ được rồi.

23. Bùi Kỷ : Tức cụ Phó bảng Bùi Kỷ (1887-1960), Hội viên hội đồng cải cách giáo dục của chính quyền Trần Trọng Kim, cùng Trần Trọng Kim biên soạn nhiều tác phẩm : Truyện Thuý Kiều, Việt Nam văn phạm, Nho giáo. Chủ tịch Hội văn hoá kháng chiến liên khu 3, uỷ viên Hội Liên Việt liên khu, Chủ tịch hội hữu nghị Việt- Trung. (Trần Văn Giáp, sđd)

24. Chương : Luật sư Trần Văn Chương, từng tham gia Nội các của chính quyền Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng bộ Ngoại giao. (Trần Trọng Kim; Phạm Khắc Hoè, sđd)

Thư mục tham khảo

1.Lệ thần – Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Nxb Vĩnh Sơn, S,. 1969

2. Phạm Khắc Hoè, Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, H,.1986

3. Nguyễn Quang Thắng, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. S,.1982

4. Trần Văn Giáp, Lược truyện các tác gia Hán Nôm II. H.,1987

5. La Sơn Yên Hồ – Hoàng Xuân Hãn. Nxb GD, H,. 1998 (2t)

——–

Đọc lá thư của cụ Trần Trọng Kim, chúng ta biết rõ hơn cụ là người uyên bác, yêu nước ra sao. Và cụ cũng đã biết bản chất của cộng sản núp dưới danh nghĩa quốc gia ra sao ngay sau khi chúng cướp được chính quyền và trở mặt với dân tộc. Vì vậy mà cụ tiếc cho năm 1945, với câu nói về cộng sản : chúng ta bị bọn cướp lừa. Tiếc cho dân tộc, tiếc cho đất nước, một cơ hội bằng vàng bị mất để rồi phải trải qua hàng mấy chục năm huynh đệ tương tàn mà hậu quả là một chế độ độc tài tham nhũng hối lộ với chính sách ngu dân và tiêu diệt văn hóa dân tộc.

Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.

 

Phần 6: TẠI SAO CỘNG SẢN GIẾT PHẠM QUỲNH ?

Trong phần 5 nói về Chính phủ Trần Trọng kim, có nói đến Phạm Quỳnh: « Phạm Quỳnh mong muốn có một Việt Nam độc lập và Nhật đã đồng ý. Như vậy không ai có thể lên án Phạm Quỳnh về vấn đề độc lập. Ngoại trừ, cộng sản tìm mọi cớ giết ông ta. »

Cộng sản tiêu diệt tất cả nhưng ai không phục vụ họ, kể cả nhưng người yêu nước. Từ Tạ Thu Thâu qua Nguyễn Bình đến Nguyễn Văn Bông, …, những người có khả năng góp phần xây dựng đất nước.

Trong buổi phỏng vấn ngày 25 tháng 6 năm 1946, Hồ Chí Minh đã trả lời đảng viên Xã hội Daniel Guérin về cái chết của Tạ Thu Thâu như sau: « Ce fut un patriote et nous le pleurons… Mais tous ceux qui ne suivent pas la ligne tracée par moi seront brisés » = « (Tạ Thu Thâu) là một nhà ái quốc, chúng tôi đau buồn khi hay tin ông mất… Nhưng tất cả những ai không theo con đường tôi đã vạch đều sẽ bị tiêu diệt. »

Phạm Quỳnh là một nạn nhân của cộng sản.

Bài dưới đây của TRẦN GIA PHỤNG (Toronto, Canada)

Việt Minh cộng sản đã giết Phạm Quỳnh (1892-1945) hai lần: Lần thứ nhất hạ sát, che giấu và phi tang thân xác ông tại Huế năm 1945. Lần thứ hai, bóp méo lịch sử, viết sai lạc về Phạm Quỳnh, nhằm hủy diệt luôn sự nghiệp và thanh danh của ông. Một câu hỏi cần được đặt ra là lúc đó Phạm Quỳnh đã rút lui khỏi chính trường, tại sao cộng sản lại giết Phạm Quỳnh, trong khi cộng sản không giết Trần Trọng Kim và toàn bộ nhân viên nội các Trần Trọng Kim, là những người đang còn hoạt động? Câu hỏi nầy cần tách ra làm hai phần để dễ tìm hiểu:

Thứ nhất: Từ khi đến Trung Hoa hoạt động năm 1924, Hồ Chí Minh, điệp viên của Đê Tam Quốc tế Cộng sản, lúc đó có tên Nguyễn Ái Quốc, Lý Thụy, đã chủ trương “giết tiềm lực”. Giết tiềm lực là tiêu diệt tất cả những cá nhân có khả năng tiềm tàng mà không chịu theo chủ nghĩa cộng sản hay đảng Cộng Sản, có thể sẽ có hại cho đảng Cộng sản trong tương lai. Những người nầy về sau có thể sẽ hoạt động chính trị và có thể sẽ gây trở ngại, gây nguy hiểm cho sự phát triển của cộng sản. Nạn nhân danh tiếng đầu tiên của chủ trương giết tiềm lực của Hồ Chí Minh là Phan Bội Châu (1867-1940). Phan Bội Châu bị Lý Thụy bán tin cho Pháp, để Pháp bắt Phan Bội Châu năm 1925 tại nhà ga Thượng Hải, nhằm đoạt lấy tổ chức của Phan Bội Châu. (Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, bản dịch của Nguyễn Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghệ, 1999, tt. 84-85.)

Từ đó, Hồ Chí Minh và phe đảng thi hành chủ trương giết tiềm lực, ngầm thủ tiêu rất nhiều thanh niên sinh viên hoạt động chính trị, và nhất là năm 1945, khi nắm được quyền lực, Việt Minh (VM), mặt trận ngoại vi của đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD), đã giết hầu hết những nhân tài không theo VM.

Tại Huế, VM tìm tất cả các cách nhắm cô lập vua Bảo Đại. Cách tốt nhất là cách ly nhà vua với những người có khả năng và uy tín thân cận bên cạnh nhà vua, trong đó quan trọng hơn cả là Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi. Do đó, VM ra lệnh bắt Phạm Quỳnh và Ngô Đình Khôi cùng con của ông Khôi là Ngô Đình Huân ngày 23-8-1945. Đồng thời VM sắp đặt những người của VM như Tạ Quang Bửu, Phạm Khắc Hòe vây quanh rỉ tai nhà vua, phóng đại về kháng chiến, về Việt Minh.(Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, tr. 184.)

Theo David G. Marr trong Vietnam 1945, The Quest for Power, sau khi Phạm Quỳnh và hai cha con Ngô Đình Khôi bị bắt, người Nhật can thiệp một cách yếu ớt không hiệu quả. Ngày 28-8, sáu người Pháp nhảy dù xuống một địa điểm cách kinh thành Huế khoảng 20 cây số nhắm mục đích bắt liên lạc với vua Bảo Đại và các cựu quan Nam triều. Lúc đầu, VM địa phương tưởng những người Pháp nầy là người của phe Đồng Minh, cho họ trú tạm tại một ngôi nhà thờ, nhưng khi biết rằng đây là những người Pháp có ý định tìm cách liên lạc với các quan chức Nam triều cũ, VM liền giết bốn người, và cầm tù hai người đến tháng 6-1946. (David G. Marr, Vietnam 1945, The Quest for Power [Việt Nam 1945, đi tìm quyền lực] University of California Press, tt. 452-453.)

Trong khi cô đơn, lại bị Phạm Khắc Hòe xúi giục và hù dọa, vua Bảo Đại tuyên chiếu thoái vị ngày 25-8-1945, và làm lễ thoái vị tại cửa Ngọ Môn ngày 30-8-1945, với sự hiện diện của đại diện Việt Minh là Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, và Cù Huy Cận.

Theo hồi ký của Trần Huy Liệu, sau khi Nhật đầu hàng, người Pháp nhảy dù xuống Huế, liền hỏi ngay đến Bảo Đại, Phạm Quỳnh và những người cộng tác với Pháp trước đó. Việt Minh bắt được toán người Pháp nầy và “xử lý thích đáng” Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh. (Nguyên văn lời của Trần Huy Liệu.) Theo lối chơi chữ của Trần Huy Liệu, “xử lý thích đáng” có nghĩa là thủ tiêu hai ông Ngô Đình Khôi và Phạm Quỳnh.

Nhiều người cho rằng việc người Pháp muốn kiếm cách liên lạc với cựu hoàng Bảo Đại và Phạm Quỳnh (vì lý do gì không được rõ) vô tình đã làm cho VM lo ngại, sợ rằng một khi người Pháp trở lui, Pháp sẽ nhờ Phạm Quỳnh và những người đã từng làm việc với Pháp như Ngô Đình Khôi giúp Pháp lật ngược thế cờ, đưa cựu hoàng trở lại cầm quyền.

Do đó VM vội vàng “mời” cựu hoàng Bảo Đại rời Huế ngày 4-9-1945, ra Hà Nội làm cố vấn chính phủ, để cách ly cựu hoàng với cố đô, chiếc nôi của nhà Nguyễn, đồng thời cách ly cựu hoàng với những cận thần cũ. Vì vậy VM giết ngay các ông Phạm Quỳnh, Ngô Đình Khôi ngày 6-9 để trừ hậu hoạn. Trong khi đó, nếu người Pháp trở lui Huế, người Pháp cũng không hợp tác với Trần Trọng Kim, vì ông Kim và nội các của ông bị gán cho là thân Nhật.

Phạm Quỳnh trong bộ Âu phục

Thứ hai: Khi cướp chính quyền, VM đã chủ ý giết một số người trong đó có Phạm Quỳnh. Việt Minh chủ ý giết Phạm Quỳnh vì:

1) Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quân chủ lập hiến tại nước ta, và cho rằng cộng sản là “nạn dịch” gây bất ổn xã hội. (Phạm Quỳnh, “Ce que sera l’Annam dans cinquante ans?”[Nước Nam sẽ ra sao năm mươi năm sau?], Essais franco-annamites (1929-1932), Huế: Nxb. Bùi Huy Tín, 1937, tr. 500.) Phạm Quỳnh muốn xây dựng nền quốc học trong khi Việt Minh muốn phổ biến chủ nghĩa cộng sản.

2) Ở trong nước, Phạm Quỳnh tiêu biểu cho giới trí thức làm văn hóa, theo chủ nghĩa dân tộc, lập trường quốc gia, bất bạo động, dấn thân hoạt động chính trị. Việt Minh giết Phạm Quỳnh để đe dọa, uy hiếp và khủng bố tinh thần giới trí thức hoạt động văn hóa trên toàn quốc. Đây là lối mà người xưa gọi là “sát nhất nhân, vạn nhân cụ “(giết một người, mười ngàn người sợ).

3) Đối với nước ngoài, Phạm Quỳnh là người được Pháp ủng hộ và rất có uy tín trên chính trường Pháp. Với đường lối ôn hòa, ông còn có thể được cả Nhật, Trung Hoa (lúc bấy giờ do Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân Đảng cầm quyền), Anh, Hoa Kỳ chấp nhận hơn là đường lối cực đoan theo Liên Xô của Hồ Chí Minh.

4) Hồ Chí Minh muốn chụp lấy ngay thời cơ tạo ra do khoảng trống chính trị sau tối hậu thư Potsdam vào cuối tháng 7-1945, nên chủ trương tiêu diệt tất cả những người nào có khả năng tranh quyền với Hồ Chí Minh, để cho ở trong cũng như ngoài nước thấy rằng chỉ có một mình Hồ Chí Minh mới xứng đáng lãnh đạo đất nước. Phạm Quỳnh đã từng là thượng thư bộ Lại, đứng đầu triều đình Huế. Đặc biệt những điều ông viết về tương lai thế giới mà ông đưa ra từ 1930 trong bài “Ce que sera l ‘ Annam dans cinquante ans?” [Nước Nam sẽ ra sao năm mươi năm sau?] đều đã diễn ra đúng theo ông tiên liệu, như mối đe dọa của Nhật Bản, nạn dịch cộng sản, xung đột Thái Bình Dương, đại hỏa hoạn ở châu Âu [thế chiến 2]. Nhờ thế mà uy tín Phạm Quỳnh lên rất cao.

Phạm Quỳnh có uy tín và tư thế lớn đối với dư luận trong và ngoài nước, là một trong những người có thể trở thành đối thủ đáng ngại của Hồ Chí Minh, nên Hồ Chí Minh quyết tiêu diệt Phạm Quỳnh để tránh trở ngại về sau.

5) Khi mới nổi dậy năm 1945, để lôi cuốn quần chúng, Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh tuyên truyền rằng Hồ Chí Minh là nhà yêu nước, chứ không phải là đảng viên cộng sản, và Hồ Chí Minh ra đi để tìm đường cứu nước, đồng thời Hồ Chí Minh tự giấu thật kín chuyện xin vào học trường Thuộc Địa Paris mà bị loại. Một chuyện nữa cũng thuộc loại “thâm cung bí sử” của Hồ Chí Minh là việc Nguyễn Ái Quốc gia nhập Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) ở Paris vào đầu năm 1922. (Jacques Dalloz, “Les Vietnamiens dans la franc-maçonnerie coloniale” [Người Việt trong hội Tam Điểm thuộc địa], tạp chí Revue Française d’Histoire d’Outre-mer, Tam cá nguyệt 3, 1998, Paris: Société Française d’Histoire d’Outre-mer, tr. 105.) Hội Tam Điểm là một hội có chủ trương chính trị đối lập với đảng Cộng Sản và là kẻ thù của đảng Cộng Sản.

Cũng trong năm 1922, theo lời mời của chính quyền Pháp, Phạm Quỳnh đến Paris diễn thuyết tại Trường Thuộc Địa (École Coloniale) ngày 31-5-1922 về đề tài “Sự tiến hóa về đường tinh thần của dân Việt Nam từ ngày đặt bảo hộ đến giờ”. Sau đó, Phạm Quỳnh ở lại Paris để đi diễn thuyết vài nơi, kể cả Viện Hàn lâm Pháp. Trong thời gian ở Paris, Phạm Quỳnh ghi nhật ký là đã gặp gỡ những “chí sĩ vào hạng bị hiềm nghi”, và không nêu tên những người ông đã gặp trong nhật ký. Tuy nhiên, trên sổ lịch để bàn, Phạm Quỳnh ghi rõ: [Thứ Năm, 13-17]: “Ăn cơm Annam với Phan Văn Trường và Nguyễn Ái Quốc ở nhà Trường (6 Villa des Gobelins)”. [Tờ lịch Chủ nhật 16-7]: “Ở nhà, Trường, Ái Quốc và Chuyền đến chơi.” [Chủ nhật 16-7] [Chuyền có thể là Nguyễn Thế Truyền.]

Như thế, Phạm Quỳnh là một trong những người biết rõ tung tích Hồ Chí Minh ở Paris, biết rõ Hồ Chí Minh đã gia nhập hội Tam Điểm Pháp, và đặc biệt Phạm Quỳnh còn sống cho đến 1945. (Những người khác như Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh đều đã từ trần.) Phạm Quỳnh là một nho sĩ chính trực nên ông không tiết lộ cho vua Bảo Đại biết điều nầy, do đó nhà vua mới bị Phạm Khắc Hòe dẫn dụ về nhân vật Hồ Chí Minh. (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, tt. 184-185.) Phải chăng vì là người đã lỡ “biết quá nhiều” về Hồ Chí Minh mà Phạm Quỳnh bị Hồ Chí Minh ám hại?

Do những lẽ trên, nếu không có những người Pháp nhảy dù xuống Huế như tác giả David G. Marr viết hay Trần Huy Liệu kể, cộng sản cũng vẫn giết Phạm Quỳnh. Phạm Quỳnh và Trần Trọng Kim đều là hai nhà văn hóa, và chính trị nổi tiếng trên toàn quốc. Trần Trọng Kim viết khảo cứu có tính cách hoàn toàn chuyên môn, chứ không có chủ trương chính trị lâu dài; nội các Trần Trọng Kim gồm những chuyên viên cần thiết cho việc xây dựng cơ sở căn bản trong giai đoạn chuyển tiếp từ chính quyền Pháp qua chính quyền Việt. Trần Trọng Kim ít biết về những hoạt động của Hồ Chí Minh lúc còn ở Paris.

Ngược lại, Phạm Quỳnh trước tác với một ý hướng chính trị rõ ràng: xây dựng một nền văn hóa dân tộc, bảo tồn quốc tuý, nâng cao trình độ văn hóa của dân chúng bằng cách phổ biến văn hóa Âu tây, dịch thuật những tư tưởng dân quyền của Montesquieu, Voltaire, Rousseau. Phạm Quỳnh tham gia triều đình Huế cũng nhắm đến một chủ đích rõ ràng: tranh đấu ôn hòa, nhưng cương quyết yêu cầu Pháp trả lại chủ quyền cho triều đình, và xây dựng một hiến pháp làm luật lệ căn bản của quốc gia.

Ảnh hưởng văn hóa và chính trị của Phạm Quỳnh khá rộng rãi trên các tầng lớp quần chúng, nhất là giới trí thức trung lưu, từ lớp trí thức Nho học đến cả lớp trí thức và thanh niên tân học. Tạp chí Nam Phong được các lớp người ưu tú ở các địa phương lúc bấy giờ trên toàn quốc xem như loại sách báo giáo khoa chỉ đường. Đó là điều mà cộng sản chẳng những không thể chấp nhận và cũng không thể dung thứ, vì cộng sản muốn nắm độc quyền lãnh đạo chính trị, độc quyền yêu nước, độc quyền chân lý.

Xin hãy chú ý thêm ngày Phạm Quỳnh bị sát hại. Phạm Quỳnh bị bắt ngày 23-8-1945, và bị giết ngày 6-9, nghĩa là ông không bị nhóm VM địa phương Huế giết liền khi họ nổi dậy. Vua Bảo Đại thoái vị ngày 30-8-1945 với sự chứng kiến của đại diện chính phủ Việt Minh từ Hà Nội đến là Trần Huy Liệu (bộ trưởng bộ Tuyên truyền), Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận (bộ trưởng không bộ nào tức quốc vụ khanh). Phạm Quỳnh bị giam giữ một thời gian, rồi mới bị giết ngày 6-9-1945, nghĩa là lúc đó đã có mặt của đại diện trung ương của VM và của đảng CSĐD.

Khi đã có sự hiện diện của đại diện trung ương, các cán bộ VM địa phương chắc chắn không dám tự tiện ra tay, mà chắc chắn phải có ý kiến của trung ương. Nhóm Trần Huy Liệu cũng không thể tự quyết định được việc nầy. Như vậy phải chăng chính nhóm Trần Huy Liệu đã đem lệnh từ Hà Nội vào Huế để giết Phạm Quỳnh? Và lệnh đó từ đâu, nếu không phải là từ Hồ Chí Minh?

Sau khi Phạm Quỳnh bị giết, hai người con gái đầu của ông là Phạm Thị Giá và Phạm Thị Thức ra Hà Nội gặp Hồ Chí Minh. Dưới đây là lời kể của bà Thức:”… Tháng 8 năm 1945, Thầy tôi ra đi!… Sau đó, chị tôi [tên Giá] và tôi nhờ một anh bạn là Vũ Đình Huỳnh ngày ấy là garde-corps [cận vệ] cho cụ Hồ, giới thiệu đến thăm cụ và hỏi truyện [tức chuyện Phạm Quỳnh]. Cụ bảo: “Hồi ấy tôi chưa về… Và trong thời kỳ khởi nghĩa quá vội và có thể có nhiều sai sót đáng tiếc…” (Hồi ký viết tại Paris ngày 28-10-1992 của bà Phạm Thị Thức, nhân kỷ niệm 100 năm sinh niên Phạm Quỳnh, tài liệu gia đình.)

Phạm Quỳnh bị giết ngày 6-9-1945. Hồ Chí Minh cướp chính quyền ngày 2-9-1945, ra lệnh “mời” Bảo Đại ra Hà Nội, và Bảo Đại rời Huế ngày 4-9-1945. Như thế có nghĩa là Hồ Chí Minh đã về Việt Nam, đã cướp được chính quyền, đã nghĩ đến cựu triều đình Huế, đến việc đưa Bảo Đại ra Hà Nội, vậy chắc chắn Hồ Chí Minh không thể quên hay không biết chuyện Phạm Quỳnh. Lối lý luận của Hồ Chí Minh là cách chối tội thông thường cổ điển của VM: “Mất mùa là tại thiên tai,/ Được mùa là tại thiên tài đảng ta.)

Giết xong Phạm Quỳnh, cộng sản tính việc hủy diệt luôn hình ảnh sáng chói nhà văn hóa Phạm Quỳnh, tức giết Phạm Quỳnh lần thứ hai. Việc nầy thì không thể nói là Hồ Chí Minh không biết gì cả. Đảng Cộng Sản quy chụp cho Phạm Quỳnh tội “phản quốc, làm tay sai cho Pháp”. Gần 40 năm sau, trong Từ điển văn học, gồm 2 tập, mỗi tập trên 600 trang, gồm nhiều người viết, do Uỷ ban Khoa học Xã hội xuất bản tại Hà Nội năm 1984, vẫn không có mục “Phạm Quỳnh”. Khi viết về các nhóm văn hóa, sách nầy không thể loại nhóm Nam Phong vì nhóm Nam Phong có khá nhiều tác giả nổi tiếng.

Nói đến nhóm Nam Phong, trang 121-123, tập 2, tác giả Nguyễn Phương Chi, trong ban biên tập từ điển, vẫn còn gọi Phạm Quỳnh là “bồi bút, phản động”. Hơn thế nữa, năm 1997, trong Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, do nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội ấn hành, Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế biên tập, mục “Phạm Quỳnh”, trang 758-759, hai tác giả nầy viết: “Hoạn lộ của ông [chỉ Phạm Quỳnh] lên nhanh như diều gặp gió vì gắn bó mật thiết với các quan thầy thực dân…Ngày 23-8-1945, Phạm bị các lực lượng yêu nước bắt ở Huế, rồi sau đó bị xử bắn ở l.[làng] Hiền Sĩ, t.[tỉnh] Thừa Thiên, hưởng dương 53 tuổi.”

Các tác giả cộng sản thường đưa ra chiêu bài yêu nước và dân tộc để quy chụp những người không theo khuynh hướng của cộng sản là phản động, phản quốc, trong khi chính vì Hồ Chí Minh khăng khăng đi theo cộng sản Liên Xô mà Việt Nam không được các nước Đồng Minh thừa nhận sau năm 1945. Cũng chính vì đảng Cộng Sản chủ trương ý thức hệ cộng sản mà gây ra mâu thuẫn quốc cộng, phá hoại tình đoàn kết dân tộc, là một trong những nguyên nhân chính đưa đến chiến tranh Việt Nam từ 1946 đến 1975, và hậu quả còn kéo dài mãi cho đến ngày nay.

Sau năm 1954, rồi 1975, chính đảng Cộng sản Việt Nam đã nhập cảng và áp dụng một cách máy móc chính sách văn hóa Mác, Mao và kinh tế chỉ huy rập theo khuôn Liên Xô và Trung Cộng, đã làm cho Bắc Việt rồi cả Việt Nam suy kiệt về mọi mặt cho đến ngày nay mà chưa tìm ra lối thoát.

Nếu nói rằng: Phạm Quỳnh hợp tác với Pháp để mưu cầu chủ quyền cho Việt Nam, bảo vệ quyền lợi của quốc gia là làm tay sai cho ngoại bang, còn Hồ Chí Minh và đảng cộng sản theo Nga Hoa, bán đứng quyền lợi đất nước, thì không phải là tay sai ngoại bang? Nếu nói rằng Phạm Quỳnh hợp tác công khai với Pháp, viết bài trình thuật rõ ràng các hoạt động của ông là phản quốc, trong khi Hồ Chí Minh làm gián điệp cho Đệ tam Quốc tế Cộng sản, cầu viện Trung Quốc và Liên Xô là không phản quốc?

Nếu nói rằng Phạm Quỳnh viết bài quảng bá học thuật Âu tây, đề cao tư tưởng dân quyền của Voltaire, Montesquieu, Rousseau là không có tinh thần dân tộc, còn cộng sản phổ biến tư tưởng Marx, Lenin, và nhất là chủ nghĩa Stalin thì gọi là gì? Phạm Quỳnh dịch thơ Corneille, Racine là bồi bút, còn Tố Hữu làm thơ gọi Stalin là ông nội, “thương cha thương mẹ thương chồng / thương mình thương một thương ông thương mười”, thì không bồi bút?

Nói cho cùng, nếu Phạm Quỳnh chỉ là người học trò bình thường của Voltaire, Montesquieu hoặc Rousseau thì cũng đáng mừng cho dân tộc Việt Nam, vì tư tưởng của các nhà học giả Pháp nầy là ánh sáng soi đường cho nhân dân toàn thế giới xây dựng nền tự do dân chủ phân quyền pháp trị.

Trong khi đó Hồ Chí Minh là “một người học trò trung thành của Các Mác và V. I. Lê-nin” (Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng trung ương, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1975, tr. 160.), và nhất là người học trò xuất sắc của Stalin, thì thực tế lịch sử đã chứng minh rằng đó là hiểm họa độc tài đen tối khốc liệt nhất từ trước đến nay trong lịch sử Việt Nam.

Dầu sao, việc tuyên truyền của cộng sản một thời gây nhiễu xạ hình ảnh của Phạm Quỳnh và ảnh hưởng không ít đến dư luận dân chúng, làm nhiều người, kể cả vài kẻ tự mệnh danh là trí thức tiến bộ, hiểu sai về Phạm Quỳnh, và hiểu sai luôn về một số nhân vật chính trị theo khuynh hướng quốc gia dân tộc. Phạm Quỳnh đã từng nói: “Về phần tôi, tôi đã chọn con đường của tôi. Tôi là một người ở buổi giao thời và tôi sẽ chẳng bao giờ được cảm thông…”. (Thư ngày 30-12-1933 của Phạm Quỳnh gời Louis Marty, Hành trình nhật ký, Paris: Nxb. Ý Việt, 1997, phần “Dẫn nhập”, không đề trang.)

Ngày nay, sau những biến động đảo điên của thời cuộc, mọi người nên công tâm tìm hiểu Phạm Quỳnh và nhìn lại sự nghiệp của ông. Trước ngã ba đường vào đầu thế kỷ 20, giữa cựu học, Tây học, và tân học, Phạm Quỳnh chọn con đường tân học, cải tiến và hoàn chỉnh văn học Quốc ngữ để làm phương tiện xây dựng quốc học, vừa bảo vệ quốc hồn quốc túy, vừa bồi đắp thêm bằng cách du nhập những tinh hoa văn hóa nước ngoài.

Chủ trương hòa nhập văn hóa (acculturation) của Phạm Quỳnh xét cho cùng rất quý báu và cần thiết cho đất nước, vì nếu chỉ mãi mê tranh đấu chính trị và quân sự, mà không xây dựng nền văn hóa dân tộc dựa trên quốc hồn, quốc học và quốc văn, thì người Việt vẫn bị trì trệ trong sự nô lệ tinh thần. Những đóng góp của ông trong việc phát triển nền văn chương Quốc ngữ thật lớn lao. Những vấn đề văn chương, triết lý tổng hợp đông tây ông đã viết, những ý kiến do ông đưa ra trong các bài báo, kể cả những ý kiến ông tranh luận về truyện Kiều, về Nho giáo, vẫn còn có giá trị. Giấc mơ của Phạm Quỳnh về quốc học, quốc hồn lại càng cần được cổ xúy làm nền tảng giáo dục tinh thần cho mọi người Việt Nam ngày nay ở trong cũng như ở ngoài nước. Phạm Quỳnh là nhà văn hóa lớn của Việt Nam thời hiện đại.

Về chính trị, Phạm Quỳnh viết nhiều tiểu luận bằng tiếng Việt cũng như bằng tiếng Pháp để tranh đấu thực hiện lý tưởng chính trị của ông. Nhiều người thường đồng nghĩa nền quân chủ với phong kiến hoặc thực dân, nên cho rằng quan niệm quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh là thủ cựu. Cần phải chú ý là Phạm Quỳnh chủ trương bất bạo động. Ông chọn thể chế quân chủ lập hiến với hy vọng thúc đẩy Việt Nam chuyển biến một cách ôn hòa trong trật tự.

Nhìn ra nước ngoài, hiện nhiều nước trên thế giới vẫn duy trì nền quân chủ lập hiến, nhưng vẫn là những nước hết sức dân chủ như Anh Quốc, Nhật Bản, Thuỵ Điển, Bỉ… Ở trong nước, xét trên chiều dài của lịch sử, từ ngày Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 đến năm 1945, tuy các vua nhà Nguyễn bị người Pháp khống chế, nhưng vua vẫn là biểu tượng cao cả của đất nước, nên các cuộc nổi dậy kháng Pháp từ Bắc vào Nam đều quy hướng về một mối, đó là triều đình ở kinh đô Huế. Trái lại từ năm 1945 trở đi, khi VM cộng sản cướp chính quyền, người Việt Nam bị chia rẽ trầm trọng thành nhiều phe nhóm khác nhau, theo những quan điểm khác nhau. Do đó, Phạm Quỳnh có phần hữu lý khi ông chủ trương cải cách ôn hòa, và chọn quân chủ lập hiến theo đại nghị chế thay thế cho nền quân chủ chuyên chế.

Ngày nay, cục diện chính trị Việt Nam đã thay đổi hẳn, quan niệm quân chủ lập hiến của Phạm Quỳnh không còn phù hợp, nhưng không thể vì thế mà phủ nhận tinh thần ái quốc, lòng can đảm và sự tận tình của ông trên con đường phụng sự quê hương. Phạm Quỳnh đã âm thầm tranh đấu bất bạo động để đòi hỏi chủ quyền cho đất nước. Ông đã hết lòng hoạt động vì nước và đã hy sinh vì lý tưởng của mình. Đó là điều thật đáng trân quý nơi Phạm Quỳnh, nhà trí thức dấn thân hoạt động chính trị.

Một điều đáng ghi nhận cuối cùng trong cách thức hành xử của Phạm Quỳnh. Ông theo đuổi một lý tưởng chính trị trường kỳ và bất bạo động, nên ông luôn luôn cố gắng làm những gì có lợi cho đất nước và đồng bào, đồng thời tránh không làm bất cứ việc gì có hại cho quốc gia dân tộc. Phạm Quỳnh sống lương thiện, không tham ô nhũng lạm, và cũng không hề gây tội ác giết hại đồng bào. Thái độ nầy là điều mà rất ít nhà hoạt động chính trị của mọi khuynh hướng thực hiện được, và là một điểm son sáng chói phân biệt Phạm Quỳnh với những người ra hợp tác với Pháp để trục lợi cầu vinh.

Đây là điều cần phải được tách bạch. Trong việc hợp tác với Pháp, có hai hạng người: hạng thứ nhất là những kẻ hợp tác để mưu cầu danh lợi riêng tư, lợi dụng quyền thế, hống hách bóc lột đồng bào; hạng thứ hai ra tham chính, làm việc với Pháp, không dựa vào quyền thế để hiếp đáp dân chúng, mà dùng quyền thế để cứu giúp đồng bào, và vẫn giữ được khí tiết riêng của mình như Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Trương Vĩnh Ký, và biết bao nhiêu người vô danh khác.

Phải tránh vơ đũa cả nắm, và phải rõ ràng như thế mới hiểu được tâm trạng cùng sự can đảm của những nhà trí thức, trong hoàn cảnh éo le của đất nước, dấn thân hoạt động chính trị, phụng sự dân tộc, nhất thời đã bị hiểu lầm sau những cơn lốc tranh chấp chính trị kéo dài trên quê hương yêu dấu, trong đó Phạm Quỳnh là trường hợp điển hình nhất.

Photo d’un utilisateur.

Phần 7: Cải cách ruộng đất (CCRD) – gây hận thù, giết người lành, tiêu diệt đảng phái đối lập như Quốc Dân đảng, xỉ vả ông bà, lừa thày phản bạn, …, tạo những cái máy mù quáng điên cuồng phục vụ CNCS và những kẻ hưởng lợi từ nó. Theo ông Nguyễn Minh Cần, nguyên phó chủ tịch Hà Nội, tỵ nạn chính trị ở Liên Xô, thời xét lại, thì có 172.000 nạn nhân. Nhưng trên cả là đạo đức luân lý từ ngàn năm bị xoá bỏ từ đây, bị thay bằng luân lý hận thù chém giết của cộng sản.

Toàn cảnh CCRD được nhìn qua vụ giết bà Cát Hanh Long – Nguyễn Thị Năm, người đã có thời gian nuôi Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ,Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị, …, người có 2 con trai là đại đội trưởng Nguyễn Hanh và Trung đoàn trưởng Nguyễn Cát trong quân Việt Minh.

« Tìm mộ bà Cát Hanh Long » trên « An ninh thế giới »:http://antg.cand.com.vn/…/Chuyen-ve-nguoi-phu-nu-tung-bi-x…/

« … Cụ bà Nguyễn Thị Năm … Khăn vấn, tóc đen nhưng nhức chải ngôi giữa. Nét mày và miệng thanh tú. Ảnh cụ bà chụp khi hơn 40 tuổi. Tướng những người phụ nữ có cung mệnh ích phu vượng tử. Cụ ông không may bạo bệnh mất sớm trước năm 1945. Một mình cụ bà những đảm lược thông minh tháo vát chèo chống đưa con thuyền Cát Hanh Long qua bão tố thác ghềnh.

… buổi sáng ngày 25/8/1945 đoàn xe của ông Trần Huy Liệu thay mặt cho Chính phủ lâm thời cùng đoàn xe của ông Nguyễn Lương Bằng đại diện cho Mặt trận Việt Minh cùng xuất phát từ Hà Nội có sứ mệnh vào Huế tiếp nhận sự đầu hàng của Bảo Đại. Chả là chàng trai Nguyễn Hanh khi đó mới 22 tuổi, được chọn trong đội hình Thanh niên thành Hoàng Diệu có vinh dự được tháp tùng đoàn.

Thời điểm đấu tố giông gió ấy, Nguyễn Hanh đang ở Nam Ninh, Trung Quốc. Tin tức về một cuộc cải cách trời long đất lở cũng sang được bên đó nhưng tuyền một thông tin dân phấn khởi đang vùng lên đánh đổ địa chủ ác bá, người cày có ruộng. Nguyễn Hanh không một chút mơ hồ nghi ngại… Một ngày tháng 6/1953, Nguyễn Hanh được chỉ thị về nước có lệnh gấp. Nguyễn Hanh được dẫn ngay vào một trại cải tạo.

Cái điều Nguyễn Hanh không ngờ không biết khi đó mẹ mình đã bị bắn. Cho mãi sau này, trong một đợt tiếp tế thăm nuôi, vợ anh mới hé cho tin ấy.

Còn Nguyễn Cát, người con trai thứ thời điểm bà Năm bị thụ hình, đang ở đâu?

Cũng như ông anh, ông Cát khi đó đang được học tập chỉnh huấn bên Trung Quốc có điều không cùng nơi. Cũng phải, ông em hình như có chí tiến thủ hơn người anh (đại đội trưởng). Năm 1953 đã là Trung đoàn trưởng của Sư 308.

… nhiều bản chứng của nhiều cán bộ cao cấp. Trong đó có ông Đào An Thái, nguyên Cục trưởng Cục Lưu trữ. Ông Hoàng Thế Thiện, nguyên Bí thư Đảng ủy chuyên gia giúp bạn K trực thuộc Trung ương. Ông Nhi Quý nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên.

Xin biên ra một đoạn.

Anh Nguyễn Cát (tức Công) đã được chúng tôi tổ chức vào một trong những nhóm Thanh niên cứu quốc hoạt động bí mật ở thị xã Thái Nguyên trước Tổng khởi nghĩa.

Tháng 5/1945 anh Cát đưa lên chiến khu 20 ngàn bạc Đông Dương (thời giá khi đó tương đương 700 lạng vàng) tiền của gia đình anh ủng hộ đoàn thể. Tôi đã nhận tiền và giao lại cho Ban cán sự Võ Nhai.

Anh Cát thường xuyên cung cấp cho chiến khu thuốc chữa bệnh, máy đánh chữ, giấy mực và nhiều thứ khác khi chiến khu yêu cầu. Anh Cát tích cực thực hiện những chỉ thị của Ban cán sự. Sau Cách mạng anh Cát được giao công tác ở Ty Tuyên truyền tỉnh. Sau đó được rèn luyện thử thách trong bộ đội. Tham gia nhiều trận đánh và đã bị thương. Qua nhiều gian khó thử thách vẫn trung thành tận tụy với cách mạng.

Cũng như ông anh, từ Trung Quốc, Trung đoàn trưởng Nguyễn Cát bị dẫn ngay về nước và vào thẳng một trại cải tạo ở Thái Nguyên.

Trong thời gian Nguyễn Cát bị giam, vợ ông Cát, bà Đỗ Ngọc Diệp vốn là cán bộ bí mật hoạt động từ năm 1944 khi ấy may mà đang hoạt động trong vòng địch hậu Bắc Ninh nên vô tình bà thoát không bị bắt và đấu tố. Nhưng không thoát được sự động viên của tổ chức rằng cô còn trẻ đang có tương lai nên cắt đứt với con cái địa chủ cường hào ác bá.

Riêng cụ Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long thì vẫn… đợi ?

Trên cao xanh kia, cụ bà đã mỉm cười nơi chín suối được chưa khi mới có động thái duy nhất của chính thể là hạ thành phần cho cụ từ tư sản địa chủ cường hào gian ác xuống tư sản địa chủ kháng chiến!

Người con trai còn lại duy nhất của cụ bà Nguyễn Thị Năm Cát Hanh Long năm nay tròn 90 có lẽ vẫn tiếp tục đợi? »

—–

Những lý do mà bà Năm phải chết:

– HCM xin viện trợ của Liên Xô với lời hứa thực hiện CCRD do Trung Quốc chỉ đạo theo mẫu Liên Xô (2 hình kèm), với 5% người dân phải bị đấu tố đến bị giết.

– đường lối của Trung Quốc: gây hận thù để con cháu giết ông bà, cha mẹ, để huynh đệ tương tàn, …. Tất cả, để tiêu diệt đối lập, bất đồng chính kiến, để dựng lên một chế độ độc tài toàn trị, một chế độ Phong kiến hà khắc man rợ nhất. Giết bà Năm, chứng tỏ cho người dân thấy, ai cũng có thể bị cộng sản giết, bị khủng bố, kể cả người mà họ đáng ra phải mang ơn, kể cả đồng đội của họ. (hình kèm)

– trung thành và mong đền nợ vũ khí từ quan thày Stalin và Mao, HCM với chức vụ Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam và nhà nước đã phát động và làm tư tưởng chiến dịch Cải cách ruộng đất bằng phát súng bắn vào bà Năm qua bài viết bịa đặt, vu khống trắng trợn « Địa chủ ác ghê » được đăng trên báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Ban chấp hành trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), ngày 21 tháng 7 năm 1953 dưới bút danh C.B (của bác). Sau này bài viết được đưa vào tập tài liệu « Phát động quần chúng và tăng gia sản xuất » của HCM do báo Nhân Dân xuất bản năm 1955. Toàn văn:

Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:

Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:

Giết chết 14 nông dân.

Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật.

Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.

Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.

Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!

Còn những cảnh chúng tra tấn nông dân thiếu tô thiếu nợ, thì tàn nhẫn không kém gì thực dân Pháp. Thí dụ:

Trời rét, chúng bắt nông dân cởi trần, rồi dội nước lạnh vào người. Hoặc bắt đội thùng nước lạnh có lỗ thủng, nước rỏ từng giọt vào đầu, vào vai, đau buốt tận óc tận ruột.

Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.

Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gẫy răng hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi giẫm lên bụng cho hộc nước ra.

Chúng đổ nước cà, nước mắm vào mũi nông dân, làm cho nôn sặc lên.

Chúng lấy nến đốt vào mình nông dân, làm cho cháy da bỏng thịt.

Đó là chưa kể tội phản cách mạng của chúng. Trước kia mẹ con chúng đã thông đồng với Pháp và Nhật để bắt bớ cán bộ. Sau Cách mạng tháng Tám, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến.

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát-hanh-Long không thể chối cãi, đã thú nhận thật cả những tội ác hại nước hại dân. Thật là:

Viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng,
Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!

—–

Chính HCM sau đó nhỏ nước mắt cá sấu và phủi tay bằng lời nói dối trắng trợn khác trước các nhà báo « người ta không đánh phụ nữ dù chỉ bằng hoa hồng ». Nói láo bỉ ổi không chớp mắt.

Ngay khi chưa thắng được Pháp, cộng sản đã tiêu diệt các đảng phải, tổ chức chính trị khác, như Quốc Dân đảng trong Cải cách ruộng đất, được bắt đầu từ năm 1953. Đây cũng là bài học cho những người muốn cùng đường với CSVN chống Tàu (nếu như CSVN dám chống lại quan thày), thì số phận họ sẽ được định đoạt trước khi CSVN có thể thắng được Tàu.

Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.

Phần 8: Hiệp định Geneve 1954 và cái gọi là Tổng tuyển cử

Sau thất bại của Pháp tại Điện Biên Phủ trước Việt Minh, Trung Quốc (tướng Tàu là Trần Canh) và Liên Xô (bài báo Liên nói thẳng rằng « Pháo phòng không của Liên Xô đã tiêu diệt hoàn toàn hệ thống phòng thủ của Pháp » ở cứ điểm 17 nghìn quân tại Điện Biên), vấn đề Đông Dương được đưa vào thêm Hội nghị Geneve, đáng ra là chỉ giải quyết cuộc chiến ở Triều Tiên.

Hai chính phủ Việt Nam có đại diện ở Geneve là VNDCCH (thành lập ngày 02/09/1945, sau khi Việt Minh cộng sản cướp chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim) và Quốc gia Việt Nam (tuy bị gián đoạn nhưng là nối tiếp của Đế quốc Việt Nam của Bảo Đại – Trần Trọng Kim, thành lập tháng 6/1945). Cả hai đều tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Trong đàm phán, VNDCCH có Trung Quốc hậu thuẫn còn Quốc gia Việt Nam thì có Pháp. VNDCCH và Trung Quốc đòi chia cắt Việt Nam, còn Quốc gia Việt Nam thì phản đối.

Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam tuyên bố sẽ không ký vào Hiệp định Genève với lý do hiệp định gây chia cắt Việt Nam và đẩy Quốc gia Việt Nam vào thế nguy hiểm. Đại diện phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:

« … chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Quốc gia Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở. »

—–

Hiệp định Genève có nội dung cơ bản như sau (bình luận trong ngoặc kép):

1. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia, không can thiệp vào công việc nội bộ 3 nước.

2. Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương

(không bên nào được phép chuẩn bị cho chiến tranh)

3. Các bên tham chiến thực hiện cam kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực, trao trả tù binh

(quân đội mỗi bên được rút về phần đất của mình, mà không được đưa quân xâm nhập vào vùng của đối phương)

4. Dân chúng mỗi bên có quyền di cư sang lãnh thổ do bên kia kiểm soát trong thời gian quân đội hai bên đang tập kết

(người dân nếu muốn di cư, họ không thể bị cản trở)

5. Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự,vũ khí nước ngoài vào Đông Dương. Nước ngòai không được đặt căn cứ quân sự tại Đông Dương

(sẽ nói kỹ ở dưới)

6. Thành lập Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến Đông Dương (tiếng Anh: International Control Commission, ICC; tiếng Pháp: Commission Internationale pour la Surveillance et le Contrôle, CISC) gồm Ấn Độ, Ba Lan và Canada, với Ấn Độ làm chủ tịch.

7. Sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc; Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Khoản a, điều 14 ghi rõ: « Trong khi đợi tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam, bên nào có quân đội của mình tập hợp ở vùng nào theo quy định của Hiệp định này thì bên ấy sẽ phụ trách quản lý hành chính ở vùng ấy. »

Điều 6 Bản Tuyên bố chung ghi rõ: « Đường ranh giới quân sự tạm thời này không thể diễn giải bằng bất cứ cách nào rằng đó là một biên giới phân định về chính trị hay lãnh thổ. »

Hiệp định Genève không có điều khoản nào quy định chi tiết về thời điểm cũng như cách thức tổ chức Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam-Bắc Việt Nam. Nhưng Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève ghi rõ cuộc Tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào tháng 7/1956. Không nước nào ký vào Bản tuyên bố cuối cùng.

—–

Như vậy, Hiệp định không bắt buộc có Tổng tuyển cử vì không ai ký, nên lý do mà VNDCCH đưa ra là VNCH vi phạm Hiệp định cho Tổng tuyển cử là sai. Cái cớ để VNDCCH tấn công VNCH không thể chấp nhận được. Rất nhiều người Việt Nam bị lừa vì chuyện cắt xén chữ, bóp méo sự thực này.

Ngược lại, VNDCCH lại là kẻ đầu tiên vi phạm Hiệp định Geneve ngay từ khi các chữ ký chưa ráo mực.

VNDCCH đã vi phạm điều 2 và 3 khi chuẩn bị chiến tranh và cho lính xâm nhập VNCH, như ví dụ: « Nguyễn Đình Tỉnh quê ở thôn Phù Lưu, xã Lưu Nguyên, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông cũ, nay là thành phố Hà Nội. Ông Tỉnh tham gia Cách mạng tháng 4 năm 1945; vào Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 7 năm 1950, công tác ở ngành tình báo. Đầu năm 1955, ông được lệnh bí mật vào Nam, hoạt động trong vùng tạm chiếm… »http://www.qdnd.vn/…/vi-…/61/43/56/57/57/156198/Default.aspx

Trong khi người miền Nam được tự do tập kết ra Bắc, thì người dân miền Bắc bị cản trở. Ví dụ như, bị thông báo đã hết hạn, trong khi còn hạn di cư. Chỉ đường sai cho những nông dân. Khủng bố những người muốn di cư. Ngoài ý đồ làm giảm sức mạnh của miền Nam, thì miền Bắc còn chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử nếu có, vì với số dân bị ngăn cản di cư, họ sẽ có nhiều dân hơn miền Nam và do đó nhiều Nghị sĩ trong một quốc hội chung, nhờ chính sách khủng bố và « đảng cử dân bầu ». Cơ quan lựa ứng cử viên cho đảng là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời ngày 10/09/1955.

Từ năm 1954 qua 1975 đến nay, cộng sản nắm quyền miền Bắc 21 năm và sau đó 39 năm. Họ có đủ điều kiện, nhưng lại chưa bao giờ để cho người dân có được một cuộc bầu cử tự do. Vậy thì cái Tổng tuyển cử mà họ tưởng tượng cũng chỉ có thể là cái « đảng cử dân bầu », không hơn chẳng kém.

—–

Những lý do mà VNCH không coi trọng cái gọi là Tổng tuyển cử của VNDCCH được nói đến trong lá thư của VNCH gửi chính phủ Cộng hoà Liên Bang Đức ngày 26.04.1958 (http://www.x-cafevn.org/forum/showthread.php?t=20077)

1) Họ hãy để cho 92 319 người và 1955 gia đình thực hiện ý nguyện của mình là được di cư về miền Nam, đơn của những người và gia đình này đã nộp cho Ủy hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến, để những người này được đoàn tụ với gia đình của họ.

2) Họ nên giảm lực lượng quân sự của họ tương đương với miền Nam Việt Nam. Việc giảm bớt phải được xác nhận là đúng bởi một Ủy ban quốc tế hữu trách. Sau đó vấn đề giới hạn lực lượng quân đội của hai vùng mới được bàn thảo.

3) Họ cần phải xóa bỏ cái gọi là „Ủy ban Giải phóng miền Nam“, bằng cách từ bỏ khủng bố, giết dân cư của những làng mạc xa xôi hẻo lánh, phá hoại cơ sở Chính phủ nhằm cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt trong lĩnh vực cải cách ruộng đất và nông nghiệp.

4) Họ phải từ bỏ sự độc quyền kinh tế của đảng Cộng sản, để nhân dân miền Bắc Việt Nam được làm việc trong hoàn toàn tự do và qua đó, có thể tăng mức sống của họ hiện đã bị giảm xuống đến mức chưa từng có từ xưa đến nay.

5) Họ không được buộc dân chúng phải cất tiếng ca ngợi họ trong các bưu thiếp. Họ nên giải tán ban biên tập công tác tuyên truyền phục vụ bưu thiếp. Họ không được trả thù những người nhận hoặc gửi bưu thiếp.

6) Họ phải tôn trọng các quyền tự do dân chủ trong khu vực của họ như ở miền Nam và nâng cao mức sống của dân chúng miền Bắc, ít nhất được tương đương với dân chúng miền Nam; họ không được dùng chế độ vô nhân đạo của họ để làm cho khoảng cách giữa hai vùng lớn hơn nữa.

—–

Tóm lại: chính quyền VNDCCH (bắc Việt) đã không tuân thủ :

– chính sách di cư : ngăn cản người vào Nam, quân nhân CS không rút về phía bắc

– không truy tố những người đã hợp tác với đối phương : phân biệt đối xử lý lịch (cho đến ngày nay chưa hết)

– giảm trừ quân sự : tăng từ 7 lên 20 sư đoàn

– thành lập Ủy ban giải phóng miền Nam : ý đồ gây hấn chiến tranh thay vì thống nhất bằng con đường hoà bình

– không có tự do kinh tế : ngăn sông cấm chợ

– không có tự do thư tín, tự do chính trị : không có đối lập chính trị

– không có tự do dân chủ : từ khi ra đời, VNDCCH không có cuộc bầu cử tự do bầu nào ở trong những vùng họ có chính quyền

Như vậy, làm sao có thể đảm bảo một cuộc bầu cử tự do công bằng. Sau 40 năm xâm lược VNCH, VN cũng đã đâu có bầu cử tự do, huống chi vào năm 1956.

Ai còn có thể tin vào lời hứa, lời cam kết của CS? Ấy vậy mà hơn 50 năm về trước VNCH đã thấy rồi. bài học nào cũng phải trả giá, nhưng bài học này dân tộc VN trả quá đắt, mà vẫn còn chưa hết.

Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.

Phần 9: Ngày 9 tháng tư năm đó và … nếu.

Chắc ít ai biết, ngày này là một ngày quan trọng thay đổi thế giới. Ngày này, 09/04 cách đây đúng 150 năm, quân đội miền Nam, với Tổng thống Jefferson Davis và tổng tư lệnh Robert E. Lee, đã hạ súng đầu hàng quân miền Bắc, với Tổng thống Abraham Lincoln và tổng tư lệnh Ulysses S. Grant.

Ngày chính thức kết thúc cuộc nội chiến, cũng là ngày mà tướng Ulysses S. Grant cùng quân miền Bắc đứng nghiêm chào tướng Robert E. Lee với quân miền Nam không vũ khí rời chiến trận và trở về gia đình.

Cũng dễ hiểu, không ai hay gần như không ai biết, vì Mỹ chẳng có bao giờ kỷ niệm ngày này. Hàng năm, không. Mỗi 5 năm, không. Mỗi 10 năm, không. Mỗi 50 năm, không. 100 năm, cũng không.

Tại sao? Để có ngày đó, hơn 620.000 lính chết sau 5 năm đối đầu giữa 2 miền. Thành phố, làng mạc bị tàn phá. Người Mỹ nào có thể ăn mừng ngày đó? Chẳng ai cả, vì họ biết ngày họ là kẻ thắng và họ cũng là kẻ thua. Họ là một. Và như vậy, đồng lòng, không hận thù, họ cùng nhau đã vượt qua tất cả, kể cả vượt thế giới và trở thành cường quốc số một.

110 năm sau, lúc mà ai cũng biết Mỹ là cường quốc số một, thì lại có những kẻ độc ác, tham tàn, hợm hĩnh, bần tiện cũng kết thúc một cuộc chiến, nhưng chẳng học được gì từ Mỹ để đưa đất nước đuổi theo những nước lân cận không có gì nổi bật, chứ đừng nói mơ ước hơn.

Những kẻ chữ tác đánh chữ tộ đó đã cóp nhặt được chút ít Hiến pháp Mỹ đủ để lừa dân cướp chính quyền cho chúng, nhưng lại làm ngược lại những gì Mỹ đã làm. Có khác gì học « đau bụng, ăn nhân sâm … » mà thiếu « thì chết ». Và đất nước mà chúng đè đâu cưỡi cổ đang chết vì đau bụng (nghèo đói, cạn tài nguyên, mất biển, đảo, đất) và bị nhét nhân sâm (CNCS) vào miệng.

Nếu như, nếu như, … và nếu như.

Nếu như, miền Bắc Mỹ bị những kẻ khốn nạn cầm đầu lúc đó, thì quân miền Nam đã bị đưa hết vào các trại cải tạo, nhà tù trá hình. Nhà cửa của họ sẽ bị tịch thu hết. Vợ con của họ sẽ phải phục vụ những tên cướp và bị đày lên các vùng kinh tế, trại tập trung trá hình.

Thì nước Mỹ ngày nay đầy rẫy bọn tham nhũng hối lộ phè phỡn bằng tiền thuế của dân.

Thì nước Mỹ ngày nay tối ngày mang rá đi xin viện trợ, cầu cạnh ODA …

Thì phụ nữ Mỹ tìm cách thoát nước bằng cả cách cưới những người Mê Hi Cô già, bệnh hoạn … để đổi đời cho bản thân và cho cả gia đình

Thì mặt trận thứ 2 trong cả hai thế chiến không tồn tại do vắng Mỹ.

Thì Đức đã có thể thắng và nghiền nát cộng sản Liên Xô. Bởi vì, Đức sẽ có hậu phương vững mạnh ở phía Tây và Liên Xô không có sự giúp đỡ của Mỹ theo điều luật LLA (Lend-Lease Act) được Quốc hội Mỹ thông qua ngày 11/03/1941 : không còn phong toả tiền của Liên Xô vì Lenin không chịu trả nợ 631 triệu $, bỏ cấm vận vũ khí vào Liên Xô, cho phép các công ty Mỹ quan hệ kinh tế Liên Xô, Liên Xô được phép mua vũ khí Mỹ.

31/07/1941, Mỹ cho Liên Xô 200 máy bay tiếp tế P-40. Ngày 07/11/1941, Mỹ cho Liên Xô vay 1 tỷ $ không lãi…. Viện trợ của Mỹ cho Liên Xô dừng vào ngày 12/05/1945, 4 ngày sau khi Đức đầu hàng. Không có viện trợ từ Mỹ và Anh, ngoài tiền còn có khoảng 18 triệu tấn hàng hoá, vũ khí, …, Liên Xô chỉ có thể chống cự Đức khoảng 1 năm http://www.persee.fr/…/a…/receo_0338-0599_1984_num_15_3_2510

Và nếu như Liên Xô đầu hàng Đức thì số nạn nhân trên thế giới sẽ ít hơn rất nhiều. Phát xít Đức, Ý, Nhật làm khoảng 30 triệu nạn nhân. Nhưng cộng sản thì gây gấp 5-10 lần số nạn nhân như vậy. Chỉ riêng ở đất nước gặp nạn cướp cộng sản, cuộc chiến huynh đệ Nam – Bắc do chúng gây ra đã làm chết 2-5 triệu người.

Và nếu như Liên Xô đầu hàng Đức, thế giới đã mở mắt với tội ác của phát xít từ 70-80 năm rồi sẽ lật đổ nó, chứ không bị chìm đắm trong mộng mị tội ác của cộng sản đến ngày nay mà còn chưa dứt.

Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.
Photo de Du Minh.